Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm ở các bệnh nhân tim mạch. Vì vậy nếu căn bệnh này không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, phình tách thành động mạch chủ… thậm chỉ có thể dẫn đến tử vong. Vậy cụ thể nguyên nhân, biến chứng của tăng huyết áp cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này là gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Mục lục
Khi nào được gọi là tăng huyết áp?
Chỉ số huyết áp đo được là chỉ số huyết áp giữa tâm thu/ huyết áp tâm trương. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO)Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) năm 2017 thì người có huyết áp bình thường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu/ chỉ số huyết áp tâm trương là 140/90 mmhg. Nên nếu chỉ số huyết áp của bạn trên 140/90 mmhg là bạn đã có bị tăng huyết áp.
Tuy vậy, huyết áp của một người bình thường cũng có dao động. Thường thì huyết áp sẽ cao dần thì khi thức dậy tới 10 giờ sáng, sau đó việc tăng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự vận động cũng như trạng thái tinh thần nên mức huyết áp đo được giữa lúc ngủ và lúc làm việc thông thường có thể là 20 mmhg, cao hơn lúc khoảng 10%.
Huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Theo khảo sát năm 2015 của tổ chức y tế thế giới WHO thì cứ 4 người nam hay 5 người nữ thì sẽ có 1 người bị mắc bệnh tăng huyết áp. Một khảo sát mới đây ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ số người trên 25 tuổi bị mắc huyết áp cao chiếm 25% trong đó 60% chưa được phát hiện và 80% chưa được điều trị.
Huyết áp là áp lực máu trong lòng mạch. Chỉ số chúng ta đo được là chỉ số giữa áp lực máu trong lòng mạch lúc tim co bóp (huyết áp tâm thu) và áp lực máu trong lòng mạch lúc tim được thư giãn (huyết áp tâm trương). Hệ thống mạch máu giống như các ống dẫn để đưa máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể.
Nếu hệ thống này bị 1 áp lực lớn trong thời gian quá lâu mà không được cần thiết sẽ khiến các mạch máu bị phình giãn khiến các thành ống trở nên yếu hay bị vỡ rách hoặc sẽ bị cứng lại mất đi tính đàn hồi, hoặc có thể gây tổn thương và tích tụ các mảng xơ vữa gây hẹp và tắc dần đường mạch máu. Chính vì vậy có thể nói tăng huyết áp khiến ảnh hưởng đến toàn bộ các mạch máu lớn nhỏ.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Có tới 90% các bệnh nhân bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (đây được gọi là tăng huyết áp nguyên phát) và khoảng 10% đến 20% là xác định được nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp thứ phát). Tăng huyết áp có thể bị chi phối bởi một số nguyên nhân sau:
- Do tuổi tác: tuổi càng cao nguy cơ bị tăng huyết áp càng lớn
- Do yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh tăng huyết áp cũng cao hơn người khác.
- Giới tình: Đàn ông sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn phụ nữ
- Do bệnh lý: những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa lipid máu cũng dễ bị tăng huyết áp.
- Thừa cân, hay sử dụng chất kích thích như rượu bia thuốc lá cafe, lười vận động… cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn bị cao huyết áp.
Các biến chứng của tăng huyết áp lâu ngày có thể gặp phải
Biến chứng của tăng huyết áp gây đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng một phần của não bị ngừng cấp máu đột ngột do vỡ mạch máu (gọi là xuất huyết não) hoặc do cục máu đông hay mảng xơ vữa gây tắc nghẽn hoàn toàn một mạch máu nuôi vùng não đó (gọi là nhồi máu não), làm người bệnh bất tỉnh hoặc yếu liệt.
Đột quỵ chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta. Khi bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương lớn hơn 160/100 mmhg thì sẽ tăng 4,3 lần nguy cơ bị xuất huyết não.
Biến chứng của tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim
Huyết áp cao sẽ tăng xơ vữa mạch máu, thành mạch sẽ trở nên cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn, các mảng xơ vữa sẽ bám trong lòng mạch vành khiến lòng mạch bị hẹp lại gây cản trở việc vận chuyển máu không dẫn đủ máu đi nuôi cơ tim khi tim cần làm việc khiến tim bị mệt, đau ngực khi gắng sức.
Mảng xơ vữa này cũng có thể bị đột ngột vỡ ra do huyết áp cao hoặc stress, các tế bào máy như hồng cầu và tiểu cầu sẽ đến bám vào chỗ thành mạch bị tổn thương tạo nên cục huyết khối cấp tính, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và đưa đến nhồi máu cơ tim cấp.
Biến chứng của cao huyết áp gây tổn thương thận
Huyết áp cao làm tăng áp lực lọc nước tiểu trong các cầu thận lâu ngày gây tổn thương màng lọc ở cầu thận đưa đến tiểu đạm. Nếu thận bị tổn thương càng nặng thì chức năng lọc và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể sẽ giảm dần gây ứ đọng trong cơ thể khiến cơ thể bị phù nề, chán ăn, ngứa ngoài da. Ngoài ra tổn thương thận còn khiến tăng lượng kali trong máu gây rối loạn nhịp tim hay ngưng tim, giảm tiết hormone erythroprotein làm giảm sản sinh hồng cầu gây thiếu máu mãn tính khiến người bệnh bị mệt mỏi, xanh xao.
- Suy tim;
- Phình bóc tách động mạch chủ;
- Tổn thương thận;
- Mù mắt;
- Bệnh động mạch ngoại biên;
- Rối loạn cương dương;
- Rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Biến chứng huyết áp cao gây ra ở mắt
Tăng huyết áp gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ ở đáy mắt. Khi mới bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ sẽ không gây triệu chứng gì và chỉ được phát hiện khi đi khám mắt và chụp võng mạc. Nếu nặng hơn sẽ gây xuất huyết võng mạc hoặc phù gai thị dẫn đến tình trạng mắt bị mờ hoặc mù mắt.
Do đó để tránh bị ảnh hưởng này bệnh nhân bị tăng huyết áp cần đi khám và chụp võng mạc mắt định kỳ giúp phát hiện để chữa trị kịp thời đồng thời kiểm soát huyết áp tốt sẽ giúp phòng tránh bệnh võng mạc đến từ nguyên nhân này.
Xem thêm: Các cách điều trị tăng huyết áp hiện nay và những lưu ý cần biết
Biến chứng cao huyết áp gây rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ
Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp làm tăng xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu não im lặng và bệnh lý chất trắng dưới vỏ não là nguyên nhân khiến người bệnh bị rối loạn trí nhớ và giảm sút trí nhớ.
Biến chứng cao huyết áp gây rối loạn cương dương
Biến chứng cao huyết áp gây rối loạn cương dương khá cao. Cứ 3 người bị huyết áp cao thì có 1 người bị rối loạn cương dương gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh. Nguyên nhân khiến tăng huyết áp có thể ảnh hưởng gây rối loạn cương dương là do tăng huyết áp sẽ làm tổn thương lớp nội mạc (lớp trong cùng mạch máu) khiến việc tiết ra một chất giãn mạch máu bên trong cơ thể chống lại sự co thắt tĩnh mạch mang tên NO (nitrite oxide) bị giảm sút làm cho cơ trơn mạch máu ở dương vật bị co thắt, không giãn ra được và gây rối loạn cương cứng.
Làm sao để phát hiện sớm biến chứng tăng huyết áp?
Để ngăn ngừa cũng như phát hiện sớm những biến chứng của tăng huyết áp, người bệnh cần:
- nếu tuổi trên 50 hãy đi kiểm tra đều đặn và đo tầm soát huyết áp định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Khi đã được kết luật bị tăng huyết áp hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi huyết áp đều đặn bằng máy đo ít nhất 1 lần/ngày.
- Đi kiểm tra cận lâm sàng ít nhất 1 năm 1 lần gồm một số xét nghiệm như: tổng phân tích nước tiểu, tỷ lệ microalbumin/creatinin niệu, đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm chức năng thận, đường máu, cholesterol máu, chụp võng mạc, siêu âm động mạch cảnh và đo ABI;
- Nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh ăn nhiều chất xơ, hạn chế dung nạp vào cơ thể mỡ động vật, muối, đường, kiểm soát tốt cân năng, nên giảm căng thẳng trong cuộc sống, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia thuốc lá cafe.
Tăng huyết áp gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể thậm chí là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ gây tử vong. Vì vậy hãy kiểm soát tốt mức huyết áp của mình, không được bỏ thuốc cũng như lịch tái khám ngay cả khi không còn thất xuất hiện triệu chứng nào để có thể hạn chế tối đa các biến chứng của tăng huyết áp ghé thăm nhé.