Vì sao uống thuốc mà huyết áp vẫn cao? 5 mẹo giúp hạ và ổn định huyết áp hiệu quả

Trong số những người bị cao huyết áp thì có tới 90% đến 95% không xác định được nguyên nhân. Vì vậy để giảm và ổn định huyết áp ở mức bình thường người bệnh cần duy trì uống thuốc đều đặn. Thế nhưng việc sử dụng thuốc không đúng sẽ khiến huyết áp mãi không giảm, biến chứng xuất hiện nhanh hơn gây nên những nguy hiểm không mong muốn cho cơ thể. Vậy vì sao uống thuốc mà huyết áp vẫn cao, có cách nào để hạ và ổn định không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Vì sao uống thuốc mà huyết áp vẫn cao?

Uống thuốc liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng huyết áp vẫn cao? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 3 sai lầm chính gây nên tình trạng này nhé.

Tự ý tăng – giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc   

Theo GS.TS Phạm Gia Khải cho biết, việc người bệnh tự điều chỉnh liều dùng là vô cùng nguy hiểm. Nhiều người bệnh sau khi sử dụng thuốc điều trị có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc hoặc sau khi sử dụng thuốc thấy huyết áp đã trở về mức bình thường thì tự ý giảm liều dùng, thậm chí có một số bệnh nhân đã ngưng sử dụng thuốc. Thế nhưng, khi uống thuốc không đủ liều hay không uống thuốc, huyết áp có thể đột ngột tăng cao, gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh uống thuốc mãi mà huyết áp vẫn cao nên đã tự ý tăng liều. Trên thực tế, uống thuốc quá liều có thể làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị tác dụng phụ của thuốc như ho, khó thở, mất ngủ… hay bị tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng.

Uống thuốc “ngẫu hứng”, lúc nhớ lúc quên 

uong-thuoc-dung-gio-1
Uống thuốc đúng giờ giúp tăng hiệu quả sử dụng của thuốc

Việc tuân thủ giờ giấc uống thuốc đối với mọi trường hợp đều có tác dụng tăng hiệu quả của thuốc. Cũng như các bệnh khác việc uống thuốc điều trị huyết áp cao cần tuân thủ nghiêm ngặt giờ uống tránh uống thuốc theo “ngẫu hứng” lúc nhớ lúc quên bởi việc uống thuốc theo ngẫu hứng như vậy không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến cho bệnh nhân “uống cũng như không”.

Do đó bệnh nhân nên có những tờ giấy note ở các vì thuốc, đồng thời đặt đồng hồ, lịch nhắc nhở để có thể nhớ ra và tuân thủ giờ uống được chuẩn chỉ nhất, giúp nâng cao hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Không phối hợp đúng với chế độ ăn uống, luyện tập

Rất nhiều người bệnh cao huyết áp đều chủ quan cho rằng để điều trị bệnh thì chỉ cần uống thuốc là đủ nên đã không chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao, khiến cho huyết áp không những không được giảm mà còn tăng lên gây các nguy cơ biến chứng bệnh như rối loạn mỡ máu, các bệnh về tim, thận….

Các chuyên gia cho biết, các bệnh nhân bị cao huyết áp bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ thì cần có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện tốt sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả. Bởi, nếu bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp tim, thận được giảm gánh nặng, giảm hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Việc thường xuyên vận động với cường độ hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, máu huyết cũng được lưu thông tốt hơn, lượng cholesterol xấu cũng được giảm đi, cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh hơn. Từ đó, giúp giảm huyết áp, duy trì ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp cho người bệnh.

5 mẹo giúp hạ và ổn định huyết áp nâng cao hiệu quả điều trị

Để hạ và ổn định huyết áp ở mức an toàn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm không mong muốn xảy ra đối với bệnh nhân thì các chuyên gia có một số lời khuyên sau:

Theo dõi huyết áp hàng ngày

tu-theo-doi-tang-huyet-ap-tai-nha

Rất nhiều bệnh nhân cho rằng đo huyết áp 1 tuần hoặc 1 tháng 1 lần là đã đủ để biết cơ thể đã ổn định huyết áp hay chưa. Điều này được các chuyên gia cho rằng hoàn toàn sai lầm bởi huyết áp của mỗi người ở các thời điểm khác nhau là khác nhau mặc dù đo trong cùng 1 ngày bởi nó chịu nhiều ảnh hưởng như hoạt động thể lực, tâm trạng , sự thay đổi nhiệt độ. Do đó chúng ta cần phải đó huyết áp 1 ngày ít nhất 2 lần ở buổi sáng và chiều để có thể theo dõi sát sao diễn biến của bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Lưu ý: Thông thường, huyết áp buổi chiều sẽ cao hơn buổi sáng.

Về dinh dưỡng

Hạn chế lượng natri vào cơ thể bằng việc duy trì chế độ ăn nhạt dưới 6g muối mỗi ngày. không ăn mỡ động vật, không ăn phủ tạng động vật, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, hạn chế ăn đồ ngọt và các đồ ăn chứa muối nhiều như dưa cà muối, mắm tôm mắm tép, nói không với bia rượu.

Ngoài những thực phẩm nên hạn chế ở trên thì bệnh nhân nên ăn nhiều hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ, đậu xanh, mè đen, rau ngót, rau dền… Ăn những thức ăn giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá trích…. bởi Omega 3 có tác dụng hiệu quả trong việc hạ huyết áp, giảm hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, giảm tốc độ phát triển của các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch; giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện quá trình tuần hoàn máu… Nên bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày bởi chất xơ là khắc tinh của cholesterol, nó sẽ giữ lại cholesterol trong lòng ống tiêu hóa, hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa gây tắc mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Xem thêm: GIẢI PHÁP phòng ngừa đột quỵ cho người cao huyết áp trong mùa nắng nóng

Về vận động

Cần lựa chọn bộ môn thể thao phù với sức khỏe của mình và duy trì luyện tập đều đặn từ 20p – 30p mỗi ngày.

nguoi-bi-tang-huyet-ap-nen-tap-the-duc-nhu-the-nao

Về dùng thuốc

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ, uống đều đặn, đúng giờ. Cùng với đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc Tây y kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây, giảm gánh nặng lên gan thận.

Người bệnh huyết áp cao có thể tìm hiểu các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại thảo dược có trong các bài thuốc từ xa xưa như Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa và bài “Giáng Áp Hợp Tễ” giúp phá tan cục máu đông, phòng chống huyết khối trong lòng mạch đồng thời tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ nứt vỡ dẫn đến các tai biến nguy hiểm. Nhờ thế, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Hạn chế sử dụng rượu bia – Nguyên nhân khiến uống thuốc mà huyết áp vẫn cao

han-che-su-dung-ruou-bia-1
Uống thuốc mà huyết áp vẫn cao 1 phần là do người bệnh vẫn sử dụng rượu bia

Theo các chuyên gia đồ uống có cồn sẽ khiến áp lực máu tăng lên gây nguy hiểm với các bệnh nhân tăng huyết áp. Người bệnh dễ phải đối mặt với nguy cơ xơ vữa động mạch, nguy hiểm hơn là đứt mạch máu não.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi vì sao uống thuốc mà huyết áp vẫn cao? và những mẹo giúp hỗ trợ kiểm soát ổn định huyết áp ngay tại nhà. Nếu cần tư vấn xoay quanh vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline