3 lưu ý trong điều trị giúp người huyết áp cao cả đời không lo đột quỵ

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm nhưng ít biểu hiện các triệu chứng rõ rệt ra bên ngoài nên người bệnh thường chủ quan, không chú ý điều trị. Những sai lầm trong điều trị tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, trong đó có đột quỵ. Bài viết này chỉ ra 3 dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh tăng huyết áp đang ở mức cảnh báo, để người bệnh thấy rõ mối nguy hiểm, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả:

Huyết áp tăng trên 160mmHg – Mức huyết áp có thể gây biến chứng

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), huyết áp cao >= 140/90 mmHg được gọi là tăng huyết áp. Chỉ số cao trên 160/100mmHg phản ánh mức độ nguy hiểm, có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt … cũng có thể bị tổn thương nặng. Đặc biệt, khi huyết áp tăng lên mức 180/110mmHg thì cần phải nhập viện ngay, nếu nhập viện muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.

Các dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh tăng huyết áp đang ở mức cảnh báo, có thể gây biến chứng gồm: 

  • Huyết áp tâm thu tăng trên 20 mmHg (160mmHg) và tâm trương tăng trên 10 đơn vị (100) thì nguy cơ biến chứng và tử vong cao gấp 2 lần.
  • Huyết áp tăng trên 160/100mmHg nếu không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thì nguy cơ biến chứng và tử vong cao gấp 4 lần. 

Vì vậy, theo các bác sĩ người mắc bệnh tăng huyết áp cần phải kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức dưới 140/90mmHg là tốt nhất. Khi huyết áp ở ngưỡng an toàn sẽ góp phần phòng ngừa biến chứng, từ đó người bệnh sẽ không còn nỗi lo đột quỵ đeo bám.

Huyết áp dưới 160mm/Hg nhưng lại tăng giảm thất thường

Có rất nhiều người bị tăng huyết áp nhưng chỉ số huyết áp chỉ ở mức dưới 160mmHg nên chủ quan cho rằng đây không phải mức nguy hiểm. Họ không điều trị tích cực, cũng không thường xuyên đo và theo dõi huyết áp. Chỉ đến khi biến chứng “ập đến” thì đã trở tay không kịp.

Theo các bác sĩ, người mắc bệnh tăng huyết áp (huyết áp >= 140/90 mmHg) nếu không theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ, để huyết áp tăng giảm thất thường có nguy cơ cao phải “đối mặt” với tình trạng nhịp tim thất thường (tim đập nhanh hơn, đập không đều, có lúc ngắt quãng, hoặc đập chậm lại). Do đó, những người bị bệnh huyết áp, chỉ số huyết áp tăng giảm thất thường rất dễ mắc phải bệnh suy tim, mạch máu đàn hồi kém do phải làm việc quá sức. Khi đó, nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ sẽ tăng gấp đôi so với những người theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp. 

Chênh lệch giữ 2 chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương quá cao hoặc quá thấp

Để đánh giá sức khỏe tim mạch của người tăng huyết áp, y học đưa ra thêm một chỉ số khác gọi là áp lực mạch (pulse pressure). Áp lực mạch được hiểu là độ chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương phải giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. 

Ví dụ, nếu một người có mức huyết áp là 120/80 mmHg thì áp lực mạch của họ sẽ là 120-80 = 40 mmHg. Áp lực mạch thường dao động trong ngưỡng 30-50mmHg. Tuy nhiên, sự chênh lệch 2 chỉ số này nếu rớt xuống dưới 25 mmHg sẽ kéo theo nhiều nguy cơ cho hệ tim mạch như:

  • Mất máu nội mạch, dẫn đến hiện tượng choáng do giảm thể tích.
  • Hẹp van động mạch chủ, vốn phổ biến ở các quốc gia phát triển.
  • Hẹp van hai lá, ảnh hưởng đến luồng máu lưu thông trong tim.
  • Một số bệnh lý tim mạch khác như chèn ép tim, chứng tim đập nhanh…

Trong trường hợp nguy hiểm nhất, sự chênh lệch 2 chỉ số huyết áp quá lớn có thể khiến tuần hoàn máu bị giảm, người bệnh tăng huyết áp bị suy tim và có thể đe dọa đến tính mạng.

Lời khuyên điều trị tăng huyết áp, ổn định huyết áp ở ngưỡng an toàn

  • Chỉ định rõ mức huyết áp an toàn ở các độ tuổi

Theo các bác sĩ, ở mỗi độ tuổi khác nhau, chỉ số huyết áp bình thường sẽ khác nhau. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần đối chiếu theo hình dưới đây để chủ động giữ huyết áp an toàn:

Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn theo độ tuổi

  • Theo dõi huyết áp thường xuyên

Để xác định chỉ số huyết áp của mình có ở mức nguy hiểm hay không, hãy theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà và ghi lại các chỉ số vào sổ Nhật ký để kiểm soát huyết áp tốt hơn.

  • Chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc

Đảm bảo uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bên cạnh đó, người bệnh cần ăn nhạt, ăn tăng rau xanh, hoa quả chín và các thực phẩm chứa omega 3 như cá thu, cá cơm, cá hồi… Hạn chế rượu bia, phủ tạng động vật, kết hợp tập luyện thể dục 30-45 phút mỗi ngày… Điều này cũng góp phần quan trọng giúp thúc đẩy điều trị bệnh tăng huyết áp.

  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị 

Dùng thuốc là biện pháp điều trị bắt buộc đối với người bị tăng huyết áp, giúp huyết áp ổn định ở mức dưới 140/90mmHg. Tuy nhiên, theo các bác sĩ: để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh tăng huyết áp nên dùng đông tây kết hợp. 

huyetapcao.vn

Thông tin cho bạn đọc:
hạ áp ích nhân

TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân – Sản phẩm được bào chế từ các thành phần: Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa và bài Giáng Áp Hợp Tễ.

CÔNG DỤNG

  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch

Bạn có thể xem điểm bán HẠ ÁP ÍCH NHÂN TẠI ĐÂY

Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6316 để được tư vấn chi tiết!

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline