Dấu hiệu tăng huyết áp điển hình và cách phòng ngừa biến chứng gây tai biến mạch máu não

Tăng huyết áp ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trở nên phổ biến. Bệnh không những gặp ở người già mà đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy việc nhận biết dấu hiệu tăng huyết áp và xử lý đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Cụ thể nguyên nhân, dấu hiệu điển hình cũng như cách xử lý như thế nào? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp?

Huyết áp chính là áp lực của máu lên thành mạch. Người có huyết áp bình thường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương là 120/80 mmhg. Người được coi là bị tăng huyết áp khi chỉ số này đo được trên 140/90mmhg. Có 2 loại tăng huyết áp là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Nguyên nhân của 2 loại này cũng khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát là tăng huyết áp không xác định được chính xác nguyên nhân. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được cơ chế nào tác động khiến huyết áp tăng, có thể nguyên nhân đến từ sự kết hợp cùng lúc của nhiều yếu tố như:

  • Do yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố mẹ, anh em ruột bị tăng huyết áp thì sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
  • Thay đổi thể trạng: Theo thời gian cơ thể bắt đầu lão hóa trong đó có thận. Khi thận lão hóa sẽ khiến quá trình đào thải các chất có hại ra ngoài cơ thể bị chậm, làm mất cân bằng khoáng chất khiến áp lực máu tăng lên.
  • Người có lối sống không lành mạnh: Những người lười vận động, có thói quen ngủ muộn, người tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột, ăn kiêng quá mức, ăn nhiều muối, ăn nhiều đường. Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá cà phê và các chất kích thích khác… cũng làm nguy cơ bị tăng huyết áp tăng lên.

Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

nguyen-nhan-tang-huyet-ap-thu-phat

Tăng huyết áp thứ phát thường diễn biến khá nhanh và nguy hiểm. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát được xác định đến từ:

  • Người gặp các vấn đề về thận.
  • Người bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Người bị mắc các bệnh lý tuyến giáp.
  • Người bị khối u nội tiết.
  • Do tác dụng phụ của thuốc, người thường xuyên uống các thức uống chứa cồn…

Hầu hết các bệnh nhân bị tăng huyết áp hiện nay đều là tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó đây là căn bệnh không thể chữa khỏi và bệnh nhân phải xác định sống chung cả đời.

Dấu hiệu tăng huyết áp

Tăng huyết áp không có dấu hiệu rõ ràng, rất nhiều người chỉ phát hiện ra sau khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra biến cố lớn như đau tim, đột quỵ. Chính vì vậy tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. 

Việc không phát hiện kịp thời sẽ khiến người bệnh gặp phải biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đi đến bệnh viện thăm khám khi có một trong số những dấu hiệu sau:

  • Đau đầu: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tăng huyết áp chính vì vậy có thể coi đây là dấu hiệu tăng huyết áp mà cơ thể cảnh báo đến bạn. 
  • Hồi hộp: Hồi hộp khiến nhịp thở không đều, tắc nghẽn gây thiếu oxy cung cấp cho cơ thể làm tim phải hoạt động nhiều hơn, tim đập nhanh gây áp lực lên tim và các mạch máu.
  • Hoa mắt, chóng mặt: dấu hiệu tăng huyết áp có thể kể đến là hoa mắt chóng mặt. Ban đầu có thể là choáng và mất thăng bằng, ở giai đoạn sau có thể gây chóng mặt.
  • Nhìn mờ, nhìn 1 thành hai.
  • Buồn nôn, ói mửa.

Cách kiểm soát huyết áp ổn định

Chúng ta vừa tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu tăng huyết áp cũng như các biết sự nguy hiểm của căn bệnh này nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời. Vậy cách kiểm soát huyết áp ổn định như thế nào?

cach-dieu-tri-tang-huyet-ap-tam-thu-don-doc

Mục tiêu của việc kiểm soát huyết áp là giữ huyết áp ổn định ở mức dưới 140/90 mmhg. Với những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính các bác sĩ sẽ cần chú ý hơn và có phác đồ điều trị nghiêm ngặt để huyết áp ổn định dưới 130/80 mmhg.

Xem thêm: 6 biến chứng của tăng huyết áp và cách phòng ngừa

Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống là một biện pháp điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc hiệu quả. Hãy áp dụng kế hoạch ăn uống theo phương pháp DASH, trong bữa ăn hàng ngày hạn chế dung nạp đường, muối, đồ uống chứa cồn, tránh các loại thức ăn có hàm lượng cholesterol cao …. Bên cạnh đó nên tập luyện sức khỏe thường xuyên bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết tăng sức khỏe cho cơ thể nói chung và thành mạch máu nói riêng. Đo huyết áp thường xuyên.

Điều trị có dùng thuốc

Việc điều trị bằng thuốc phải được thực hiện theo phác đồ của bác sĩ. Qua quá trình thăm khám biết được tình trạng cụ thể cũng như bệnh lý nền của bệnh nhân các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và thuốc cụ thể. 

Hỗ trợ ổn định huyết áp nhờ các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược

Để hỗ trợ ổn định huyết áp ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể tìm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ thảo dược để dùng để hỗ trợ ổn định huyết áp được nhanh và tốt hơn.

Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chứa thành phần hoa hòe, địa long, nattokinase… giúp giảm hình thành cục máu đông, tăng sức bền thành mạch từ đó hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu tăng huyết áp cũng như cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Nếu còn thắc mắc hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn nhé.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline