Bất cứ ca phẫu thuật nào cũng đều có khả năng gặp phải những rủi ro ngay cả khi mọi công đoạn trước khi phẫu thuật đã được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành đúng cách. Một trong những rủi ro đó có thể kể đến tăng huyết áp sau phẫu thuật. Vậy tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? nguyên nhân gây tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ các chuyên gia để tìm câu trả lời nhé.
Mục lục
Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì?
Huyết áp là thuật ngữ dùng để chỉ áp lực của máu lên thành mạch nhằm đưa máy đi đến các cơ quan trong cơ thể. Chỉ số huyết áp được thể hiện qua công cụ đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) cùng với đơn vị đo là mmhg (milimet thủy ngân). Với người lớn chỉ số bình thường rơi vào 120/80 mmhg.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ kết quả đo huyết áp hiện tại được phân thành 3 nhóm:
- Huyết áp ở phạm vi lý tưởng: huyết áp tâm thu <120 mmHg đối và huyết áp tâm trương <80 mmHg
- Tiền tăng huyết áp: Chỉ số huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 120 – 129 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương <80 mmHg
- Tăng huyết áp: khi chỉ số huyết áp tâm thu >130 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương >80 mmHg.
Tăng huyết áp sau phẫu thuật là một trong những rủi ro phổ biến đặc biệt xảy ra nhiều với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Bệnh nhân bị kết luận là tăng huyết áp sau phẫu thuật khi có chỉ số huyết áp tâm thu đo được lớn hơn 190 mmhg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 100 mmhg hoặc cả hai sau phẫu thuật.
Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp cao sau phẫu thuật
Theo các chuyên gia các yếu tố chính được xem là yếu tố nguy cơ khiến cơ thể bị tăng huyết áp sau phẫu thuật bao gồm:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao
- Tuổi tác
- Mức độ gây stress của phẫu thuật
Những nguy cơ có thể gặp phải khi bị tăng huyết áp sau phẫu thuật
Tăng huyết áp sau phẫu thuật có thể gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, đặc biệt trong giai đoạn này cơ thể người bệnh yếu nên mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn. Có thể kể đến một số biến chứng có thể gặp phải như:
- Suy tim
- Rối loạn nhịp tim
- Thiếu máu cơ tim
- Chảy máu vết mổ
- Bị xuất huyết não
Nguyên nhân huyết áp cao sau phẫu thuật
Người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng huyết áp cao sau phẫu thuật vì một số lý do nào đó. Việc bạn phát sinh thêm biến chứng sau phẫu thuật hay không tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn thực hiện, loại thuốc gây mê và việc bạn có bị tăng huyết áp trước đó hay không.
Phẫu thuật tim và các phẫu thuật liên quan đến những động mạch chủ thường có nhiều nguy cơ tăng huyết áp sau phẫu thuật, đặc biệt là đối với những người có sẵn tiền sử bị cao huyết áp. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp trước khi vào phòng mổ, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với biến chứng sau phẫu thuật là tăng huyết áp.
Huyết áp cao sau phẫu thuật có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Ngưng sử dụng thuốc
Bình thường huyết áp của bạn được ổn định nhờ việc sử dụng thuốc hàng ngày đúng với đơn của bác sĩ, vì vậy khi bạn ngừng không dùng thuốc một cách đột ngột sẽ khiến huyết áp tặng lại ngay lập tức. Vậy nên trước khi phẫu thuật bạn cần trình bày với các bác sĩ về vấn đề này. Hãy mang đơn thuốc, loại thuốc mà bạn đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.
Bạn cũng đừng quá lo lắng sợ bỏ lỡ mất liều thuốc nào, có một số loại thuốc hạ huyết áp có thể được sử dụng ngay buổi sáng hôm phẫu thuật mà không ảnh hưởng. Bạn nên xác nhận điều này với bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê.
Mức độ đau
Mức độ đau cũng khiến cơ thể phản ứng mạnh hơn làm cho huyết áp tăng cao hơn so với bình thường. với trường hợp này bạn không nên quá lo lắng vì nó sẽ không kéo dài lâu, huyết áp sẽ quay trở lại như cũ khi dùng thuốc giảm đau.
Thuốc gây mê
Quá trình gây mê có thể tác động tiêu cực đến huyết áp của bạn. Các chuyên gia lưu ý rằng hệ hô hấp của một số người khá nhạy cảm với ống thở. Điều này có thể kích thích nhịp tim đập nhanh hơn và gây tăng huyết áp tạm thời.
Phục hồi sau khi gây mê cũng có khả năng gây huyết áp cao sau phẫu thuật. Các yếu tố như nhiệt độ cơ thể và lượng dịch truyền tĩnh mạch cần thiết trong quá trình gây mê và phẫu thuật có thể dẫn tới tăng huyết áp.
Xem thêm: Huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số thế nào là bình thường, thấp, cao?
Mức oxy
Khi được gây mê, cơ thể bạn có khả năng không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này dẫn đến lượng oxy trong máu giảm đi, gây nên tình trạng thiếu oxy máu. Hệ quả là huyết áp tăng lên.
Thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau cũng khiến cơ thể bị tăng huyết áp. Có thể kể đến 1 nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs), đây là nhóm thuốc thường có tác dụng phụ khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp. Vậy nên, nếu bạn đã mắc bệnh huyết áp cao thì trước khi phẫu thuật phải nói rõ cũng như trình bày với bác sĩ những vấn đề của mình để các bác sĩ đánh giá và đưa ra lựa chọn phù hợp để kiểm soát cơn đau trước khi thực hiện phẫu thuật.
Nếu bạn không có tiền sử bị tăng huyết áp thì tăng huyết áp sau phẫu thuật thường có tính chất tạm thời thường kéo dài khoảng 48 giờ sẽ hết. Tùy vào trường hợp cụ thể mà các bác sĩ và y tá sẽ theo dõi cũng như cân nhắc sử dụng thuốc để hạ huyết áp trở về lại phạm vi lý tưởng.
Nếu bạn trước kia đã có tiền sử bị tăng huyết áp thì các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc phù hợp để hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh.
Trên đây là thông tin về tăng huyết áp sau khi phẫu thuật. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.