Thuốc cảm cúm có làm tăng huyết áp?

Cảm cúm đã trở thành một một căn bệnh phổ biến có thể gặp phải 4 mùa nên người bệnh thường chủ quan thờ ơ với khuyến cáo điều trị. Hầu hết người bệnh đều không qua thăm khám của bác sĩ mà tự ý mua thuốc. Nhưng có một số bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng trong đó có người cao huyết áp. Vậy tại sao bệnh nhân cao huyết áp lại cần thận trọng khi sử dụng? liệu thuốc cảm cúm có làm tăng huyết áp không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tại sao thuốc cảm cúm lại có thể gây ra nguy hiểm cho những bệnh nhân mắc tăng huyết áp?

Hiện nay các loại thuốc chữa cảm cúm được bày bán khá rộng rãi trên thị trường với nhiều dạng, nhiều chủng loại và người bệnh có thể dễ dàng mua được để sử dụng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có những đối tượng cần tuyệt đối lưu ý khi sử dụng, đặc biệt là những người bị tăng huyết áp, những người mắc các bệnh về tim mạch vì thuốc có thể gây rủi ro cho người bệnh? Tại sao vậy?

tai-sao-thuoc-cam-cum-lai-gay-ra-nguy-hiem

Lý giải điều này các chuyên gia cho biết: Trong thuốc cảm cúm có các thành phần chính như paracetamol, phenyl prolamin PPA… Trong đó thành phần PPA là một hoạt chất có tính chất tương tự như một amin giao cảm, có tác dụng gây ra tình trạng co các tiểu động mạch nhỏ ngoại biên, làm co mạch ở cuống mũi, vì thế sẽ làm giảm các triệu chứng viêm, giảm xuất tiết đồng thời giảm được tình trạng chảy nước mũi. Với liều lượng sử dụng PPA khác nhau sẽ làm gia tăng nhịp tim, co các mạch máu và giãn phế quản… Tác dụng co mạch của thuốc PPA còn giúp làm giảm các triệu chứng phù nề ở niêm mạc mũi. Vì vậy thuốc có thể được sử dụng trong điều trị chứng nghẹt mũi, viêm xoang cấp. Thuốc cảm cũng có khả năng ức chế sự thèm ăn nên thuốc có thể được sử dụng như một trong những phương pháp giúp giảm cân. Tuy nhiên thuốc PPA chủ yếu được sử dụng để đưa vào các loại thuốc trị cảm cúm bởi thuốc có tác dụng nhanh chóng làm giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Tuy nhiên PPA ngoài tác dụng giúp gây co các tiểu động mạch ở cuốn mũi có thể ảnh hưởng đến toàn cơ thể gây co mạch máu trên toàn cơ thể chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nếu dùng với liều lượng ít trong thời gian cho phép thì người bệnh có thể tăng ít hoặc không tăng nhưng nếu sử dụng với liều lượng lớn (quá liều) sẽ khiến tăng huyết áp với người bình thường không bị tăng huyết áp và kích hoạt gia tăng cơn tăng huyết áp ở bệnh nhân đang bị tăng huyết áp. Phenylpropanolamine có tác dụng thông qua việc giải phóng có chọn lọc các chất có hoạt tính giao cảm rất mạnh như adrenalin, noradrenalin, dopamin. Các chất này là thủ phạm gây co mạch làm tăng huyết áp. Ngoài ra, các chất này còn làm nhịp tim nhanh, khô miệng và niêm mạc…

Theo quy định, liều lượng an toàn khi sử dụng thuốc có thành phần PPA trong khoảng 25mg đến 30mg cho mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, để có thể tăng hiệu quả, cắt nhanh các triệu chứng của cảm cúm thì các nhà sản xuất có thể sử dụng hợp chất này với hàm lượng cao hơn như: hàm lượng 1 viên thuốc có chứa 30mg PPA nhưng trong hướng dẫn sử dụng vẫn cho phép người sử dụng dùng 2 viên mỗi lần.

Chính vì vậy, người bệnh nếu có tiền sử bị cao huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim… nên thận trọng khi sử dụng thuốc có thành phần PPA này. Ngoài ra nếu sử dụng thuốc mà thấy các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, nhức đầu thì nên đi thăm khám ngay bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân cũng như can thiệp kịp thời.

Lưu ý: Đừng sử dụng thuốc xông mũi dạng xịt hoặc thuốc nhỏ để trị cảm hơn 3 ngày vì thuốc sẽ giảm tác dụng sau thời gian này. Sử dụng thuốc xông mũi lâu hơn có thể gây viêm màng nhầy mạn tính.

Xem thêm: Tình trạng mất ngủ kéo dài có làm tăng huyết áp không?

Một số loại thuốc điều trị cảm cúm người tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng

thuoc

Thuốc chống viêm không chứa steroid

Loại thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc giảm viêm, giảm đau. Các thuốc như ibuprofen và aspirin có thể được lựa chọn để giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Vì vậy, ibuprofen có nguy cơ làm tăng huyết áp và đột quỵ, trong khi đó thì aspirin không làm tăng nguy cơ này.

Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi là một trong những loại thuốc được người cảm cúm tin tưởng sử dụng nhờ hiệu quả nhanh, giúp người bị cảm cúm có thể loại bỏ những triệu chứng khó chịu liên quan đến nghẹt mũi. Tuy nhiên loại thuốc này là gây nên những rủi ro không mong muốn cho bệnh nhân bị các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tối loạn tim mạch.  Bởi thuốc thông mũi hoạt động dựa trên cơ chế co mạch máu trong xoang và cũng có thể làm co mạch ở các nơi khác của cơ thể. Chính vì vậy thuốc có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim của người bệnh. Thuốc thông mũi tương tác với thuốc huyết áp có thể khiến cho hiệu quả của thuốc huyết áp bị giảm. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và được chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Kết luận

Trong mọi trường hợp, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào chúng ta vẫn nên thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc đặc biệt với những bệnh nhân có tiền sử bệnh nền. 

Ngoài ra với người bị cảm cúm, để quá trình điều trị hiệu quả hơn người bệnh nên thực hiện một số biện pháp bổ trợ như uống nhiều nước hơn, ăn trái cây nhiều hơn… việc này có thể giúp loại bỏ những chất nhầy trong phổi, làm sạch đờm, đồng thời có thể tăng độ ẩm giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn mũi, giảm nghẹt mũi và ho. 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi thuốc cảm cúm có làm tăng huyết áp không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline miễn phí 18006316 hoặc để lại bình luận phía cuối, chúng tôi sẽ trả lời ngay sau khi nhận được câu hỏi.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline