Mục lục
Mối quan hệ giữa thiếu ngủ, mất ngủ với tăng huyết áp
Hiện nay đã có nhiều bằng chứng khoa học được công bố cho biết một người trưởng thành cần có ít nhất 7 tiếng mỗi ngày để ngủ và cần ngủ sâu giấc để cơ thể lấy lại cân bằng cũng như xua tan đi mệt mỏi, nhưng vì 1 lý do nào đó khiến bạn ngủ không đủ giấc, mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc trong thời gian kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị tăng huyết áp.
Cụ thể một nghiên cứu về mối quan hệ giữa giấc ngủ và huyết áp được công bố năm 2010 thực hiện trên 538 người bước vào độ tuổi trung niên thì thấy thiếu ngủ là một yếu tố dự báo đáng tin cậy về việc tăng huyết áp. Các kết quả vẫn nhất quán ngay cả sau khi được điều chỉnh theo tuổi, chủng tộc, giới tính và sự hiện diện của thuốc cao huyết áp. Trong những trường hợp này, cả thời gian ngủ bị rút ngắn và chất lượng giấc ngủ kém đều góp phần làm tăng các chỉ số huyết áp.
Nếu giấc ngủ không được sâu, không được đảm bảo thì não bộ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, điều này gây ra sự gia tăng các hormone căng thẳng như cortisol và là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
Cũng nghiên cứu về vấn đề này, các chuyên gia thêm một khẳng định chắc chắn đến việc ngủ kém ngủ ít có ảnh hưởng xấu đến huyết áp, cụ thể là khiến huyết áp tăng cao. Đó là việc nghiên cứu trên 1 nhóm đàn ông ngủ ít và nhóm đàn ông ngủ nhiều sau đó tiến hành đo tốc độ sóng não của họ, những người có giấc ngủ kém cũng như thiếu ngủ thường sóng não sẽ chậm và nhận thấy những người đàn ông ngủ ít có nguy cơ bị mắc bệnh cao huyết áp cao hơn tận 80% so với những người có thói quen ngủ nhiều nhất.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ kém làm tăng huyết áp một cách độc lập, bất kể thời lượng ngủ hay các vấn đề về giấc ngủ khác. Các nghiên cứu trước đây đã liên kết các rối loạn giấc ngủ như tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ và rối loạn nhịp thở khi ngủ với nguy cơ cao huyết áp.
CẢNH BÁO ngủ kém làm tăng huyết áp?
Như đã trình bày ở trên, việc mất ngủ, thiếu ngủ (ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn trong đó có sức khỏe tim mạch khiến bạn bị mắc bệnh về tim và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, bao gồm béo phì và tiểu đường. Thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn đến huyết áp cao (tăng huyết áp) ở cả trẻ em và người lớn.
Vì vậy khuyến cáo dành cho các bệnh nhân đã bị cao huyết áp nên đi ngủ đúng giờ, ngủ không được ít hơn 6 giờ để tránh tình trạng cao huyết áp của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nhưng bạn cũng đừng cố gắng ngủ bù bằng việc ngủ nhiều, bởi ngủ quá nhiều nhưng lại ở những giấc ngủ ngắn sẽ có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và tăng cân điều này rất có hại cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Một nguyên nhân ngủ kém làm tăng huyết áp là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn – một chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó bạn liên tục ngừng thở và bắt đầu thở trong khi ngủ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ cả đêm, đặc biệt là nếu bạn ngủ ngáy. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề về tim khác.
Một số cách cải thiện giấc ngủ giúp bạn có được giấc ngủ sâu
Không những người bị cao huyết áp mà những người bình thường cũng nên tìm biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ của mình để phòng chống các bệnh tim mạch và các bệnh khác do việc mất ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ kém gây ra. Bạn có thể cải thiện giấc ngủ bằng một số biện pháp như:
Thay đổi tư thế khi ngủ
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ khiến giấc ngủ không được sâu, não bộ bị ảnh hưởng thì có thể nghĩ đến việc thay đổi tư thế khi ngủ. Tránh việc nằm ngửa khi ngủ vì tư thế này sẽ thúc đẩy sự tắc nghẽn đường thở và do đó có thể khiến huyết áp tăng lên. Đối với những người khác, tư thế ngủ tốt nhất cho bệnh cao huyết áp có thể là tư thế cho phép bạn có thêm bảy giờ ngủ phục hồi mỗi đêm.
Đi ngủ đúng giờ
Hãy đi ngủ đúng giờ theo một thời gian và lịch trình nhất quán. Việc này sẽ giúp cơ thể có thể dự đoán trước được những gì sắp xảy ra cũng như vận hành theo quy trình đó được trơn tru hơn. Ngoài ra việc đi ngủ đúng giờ một cách đều đặn còn cho phép não bộ điều chỉnh việc tiết ra các hormone khi ngủ để phù hợp với lịch trình của bạn.
Giúp cơ thể giảm căng thẳng trước khi đi ngủ
Căng thẳng khiến bạn trằn trọc khó đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy hãy giúp cơ thể giảm căng thẳng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, cải thiện ngủ kém làm tăng huyết áp tốt hơn. Bạn có thể giúp cơ thể giảm căng thẳng trước khi đi ngủ bằng việc ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc không lời…
Tập thể dục thường xuyên
Với cả người mắc bệnh cao huyết áp và người bình thường thì việc tập thể dục đều có lợi cho sức khỏe cũng như giấc ngủ của bạn. Ngoài việc cải thiện sức khỏe, điều chỉnh cân nặng thì việc tập thể dục cũng khiến tâm trí và cơ bắp của bạn mệt mỏi để có thể chuẩn bị cho 1 giấc ngủ sâu.
Ăn uống lành mạnh và thông minh
Đây là biện pháp cải thiện giấc ngủ dễ dàng thực hiện mà không hề xa xỉ. Ngoài việc tập thể dục, ngủ đủ giấc hãy kết hợp với chế động ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát được huyết áp. Hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, cách đều nhau vào khoảng thời gian gần như nhau hàng ngày giúp cân bằng lại giấc ngủ của bạn.
Trên đây là mối quan hệ giữa việc ngủ kém với bệnh tăng huyết áp cũng như một số biện pháp giúp các bạn lấy lại một giấc ngủ đủ và sâu giấc. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn có được câu trả lời cho câu hỏi của mình. Nếu còn băn khoăn và có những câu hỏi cần được giải đáp hãy gọi cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn nhé.