Huyết áp cao là căn bệnh thường thấy ở người lớn đặc biệt là người cao tuổi, nhưng điều này chỉ còn đúng trong quá khs bởi hiện tại căn bệnh này có thể gặp ở những người trẻ tuổi trong đó có trẻ em, nếu không được phát hiện sớm cũng như chữa trị kiểm soát kịp thời sẽ khiến trẻ em gặp phải nhiều nguy hiểm. Việc chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em cũng khá phức tạp vì nó có thể thay đổi phụ thuộc vào giới tính, chiều cao, độ tuổi của trẻ.
Mục lục
Trẻ em có bị cao huyết áp không?
Câu trả lời cho câu hỏi “ trẻ em có bị cao huyết áp không?” là CÓ. Trong đó tăng huyết áp thứ phát sẽ thường có biểu hiện sớm ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, cụ thể là trẻ dưới 9 tuổi.
Tăng huyết áp ở trẻ em là gì?
Huyết áp chính là áp lực dòng máu chảy trong các mạch máu đi khắp cơ thể chúng ta. Những người bị tăng huyết áp sẽ khiến việc lưu thông máu trong cơ thể trở nên khó khăn hơn, vì vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các mạch máu, tim cũng như toàn bộ các cơ quan khác của chúng ta.
Tăng huyết áp ở trẻ em là khi chỉ số huyết áp đo được bằng hoặc cao hơn 95% so với những trẻ cùng độ tuổi, chiều cao và cân nặng, cùng giới tính. Vì vậy, việc xác định cao huyết áp ở trẻ em cũng khá khó khăn không đơn giản như chẩn đoán huyết áp cao ở người lớn.
Cụ thể, ở những các chỉ số huyết áp được coi là cao ở trẻ em qua các độ tuổi như sau:
- Trẻ em trong độ tuổi từ 3- 6 tuổi: chỉ số huyết áp được đánh giá là cao khi đo được trên 116/76 mmHg.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 7- 10 tuổi: chỉ số huyết áp được đánh giá là cao khi đo được trên 122/78 mmHg.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 11- 13 tuổi: chỉ số huyết áp được đánh giá là cao khi đo được trên 126/82 mmHg.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 14- 16 tuổi: chỉ số huyết áp được đánh giá là cao khi đo được trên 136/86 mmHg.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 16- 19 tuổi: chỉ số huyết áp được đánh giá là cao khi đo được trên 120/81 mmHg.
Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em?
Nguyên nhân khiến trẻ em bị tăng huyết áp khá đa dạng có thể đến từ:
- Chế độ dinh dưỡng và lối sống rất ít hoạt động của trẻ, do béo phì, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp. Đây có thể nói là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng huyết áp ở trẻ em.
- Ngoài ra tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em còn đến từ một số nguyên nhân là do bệnh lý về thận, rối loạn hormone, dị dạng mạch máu hoặc do tác dụng của một số loại thuốc mà các em đang sử dụng.
- Nếu tăng huyết áp ở trẻ em cụ thể là trẻ sơ sinh thì nguyên nhân gây nên thường đến từ tình trạng sinh non dẫn đến hẹp động mạch thận, loạn sản phế quản phổi; hoặc do bất thường thận bẩm sinh, hẹp eo động mạch chủ… Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể đến từ môi trường sống xung quanh của trẻ, ví dụ như môi trường sống có người hút thuốc lá thì nguy cơ gặp phải cũng cao hơn.
Dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ em?
Cũng như tăng huyết áp ở người lớn, tăng huyết áp ở trẻ em cũng khá khó phát hiện. Nếu để tình trạng này kéo dài không được phát hiện sớm thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với trẻ như có thể gây tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, bệnh não… Chính vì vậy, với trẻ em thì đây cũng là kẻ giết người thầm lặng.
Hơn nữa, tăng huyết áp ở trẻ em còn nguy hiểm hơn bởi ít phụ huynh để ý tới. Để chuẩn đoán chính xác, đặc biệt nếu trẻ nằm trong nhóm trẻ dễ bị cao huyết áp, cha mẹ nên đưa trẻ thường xuyên đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra.
Một số dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp ở trẻ em có thể kể đến như:
- Nhức đầu
- Buồn nôn
- Bị vã mồ hôi, mặt đỏ bừng
- Đánh trống ngực xảy ra theo cơn
- Thị lực bị giảm
- Thường xuyên bị mệt mỏi
- Hôn mê sâu
- Phù ngoại biên
- Co giật do cao huyết áp
Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở trẻ ơn cao hơn hẳn như:
- Nhóm trẻ em đã có người trong gia đình bị cao huyết áp
- Những trẻ em bị béo phì, ít vận động khiến ảnh hưởng đến các bệnh tim mạch, tiểu đường… gây tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Những trẻ em khi ngủ bị ngáy khi ngủ, ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em?
Để chẩn đoán chính xác bệnh cao huyết áp ở trẻ em cần có số liệu đo huyết áp chính xác. Hiện nay có khá nhiều cách đo huyết áp như đo bằng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp điện tử, huyết áp đồng hồ, dao động kế… nhưng việc sử dụng đo huyết áp bằng phương pháp nghe vẫn được tin dùng trong việc chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng bệnh nhi mà các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số kiểm tra khác như:
- Chụp động mạch thận
- Chụp cộng hưởng từ sọ não
- Định lượng hormone
Cách đo huyết áp đúng ở trẻ em
- Dụng cụ đo nên sử dụng loại máy đo huyết áp phải có kích thước bóng hơi phải phù hợp với trẻ, không quá lớn, cũng không quá bé.
- Trước khi đo 10 đến 15 phút trẻ cần được ngồi nghỉ ngơi tránh chạy nhảy hoạt động mạnh.
- Khi tiến hành đo nên để trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, tránh để trẻ khóc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đo được.
- Nên tiến hành đo ở cả hai tay vì ở những trẻ bị hẹp eo động mạch chủ, huyết áp tay trái thường bị giảm hơn.
- Khi nhận được chỉ số đo từ máy đo cần phải mang ra so sánh với bảng giá trị bình thường theo tuổi, giới tính, để xác định bé có tăng huyết áp hay không.
Cách biện pháp giúp điều trị bệnh tăng huyết áp trẻ em
Cũng như việc điều trị tăng huyết áp ở các độ tuổi khác, trong quá trình điều trị cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng kết hợp với việc thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:
- Nên áp dụng chế độ ăn DASH: ăn ít chất béo, ít đường, ít muối, ăn nhiều chất xơ hơn như trái cây, rau quả, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, khi ăn thịt nhớ bỏ da, ăn đậu phụ và các loại thực phẩm từ hạt, hạn chế các món xào, các món chứa nhiều dầu mỡ, trong nấu ăn thay mỡ động vật bằng sử dụng dầu thực vật…
- Theo dõi cân nặng của trẻ cố gắng kiểm soát tránh trẻ bị béo phì
- Tránh để trẻ sống ở những nơi môi trường ô nhiễm, có nhiều khói thuốc lá kể cả khói thuốc thụ động vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống mạch máu và tim của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thiết bị điện tử như tivi, máy tính
- Theo dõi, kiểm soát thường xuyên huyết áp của trẻ để c9s thể kịp thời đưa đến các trung tâm y tế khi có dấu hiệu bất thường.
- Thực hiện nghiêm túc liều dùng, loại thuốc, thời gian uống, lịch tới kiểm tra lại theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp trẻ em ghé thăm, phụ huynh nên xây dựng cho con một lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh. Các chuyên gia chỉ ra 1 số cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em như sau:
Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối tránh béo phì
Béo phì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mạch máu và tim. Chính vì vậy biện pháp đầu tiên giúp phòng ngừa cao huyết áp ghé thăm con bạn đó là giúp trẻ có cân nặng ở mức phù hợp. Phụ huynh có thể tham khảo cách tính trọng lượng cơ thể phù hợp bằng công thức BMI như sau:
BMI = trọng lượng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao( tính bằng mét)
Nếu:
+ BMI = 18.5 – 24.9 là bình thường.
+ BMI = 25 – 30 là thừa cân
+ BMI > 30 là béo phì.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạch
Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần được tính toán lượng dinh dưỡng và các loại dinh dưỡng phù hợp, khoa học, cân bằng. Nên cho trẻ hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, dầu mỡ, mặn, những thức ăn nhanh, đồ uống có đường.
Cùng với đó là tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh…
Tăng cường các hoạt động thể chất cho trẻ
Nên hướng trẻ tham gia vui chơi, hoạt động ngoài trời, tập thể dục, khuyến khích trẻ năng động và yêu thích, đam mê, luyện tập môn thể thao nào đó. Hạn chế việc trẻ ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, xem tivi, chơi game,…
Tránh để trẻ rơi vào tình trạng stress
Trẻ cũng có thể bị Stress khi áp lực học hành quá lớn, tâm lý căng thẳng mệt mỏi từ cha mẹ, bạn bè, gia đình… Mà đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Tăng huyết áp ở trẻ em khá khó phát hiện bởi nó không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng. Chính vì vậy để phát hiện sớm việc cần làm của phụ huynh là theo dõi cũng như cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tăng huyết áp trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, cách đo cũng như cách phòng ngừa. Nếu còn bất cứ vấn đề nào xoay quanh vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi qua số 18006316 hoặc để lại bình luận phía cuối bài viết chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau khi nhận được câu hỏi.