Huyết áp lúc cao lúc thấp có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Huyết áp không ổn định là tình trạng huyết áp lúc cao lúc thấp, đây là một trong những bệnh lý rất phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Nó cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả để hạn chế những biến chứng có thể xảy đến với người bệnh. Vậy huyết áp lúc cao lúc thấp thì phải làm gì?

Sự thay đổi của huyết áp trong hệ mạch diễn ra thế nào?

Huyết áp chính là áp lực của mạch máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, càng ra xa thì huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và điểm thấp nhất chính là ở tĩnh mạch chủ.

Các yếu tố điều hòa tới chỉ số huyết áp bao gồm:

cac-yeu-to-dieu-hoa-toi-chi-so-huyet-ap

  • Lực co bóp của tim: lực co bóp của tim càng mạnh thì sẽ làm cho thể tích nhát bóp càng tăng. Từ đó khiến cho áp lực lên thành mạch và huyết áp tăng theo.
  • Thể tích máu trong lòng mạch: theo đó thể tích này càng lớn thì huyết áp càng cao và những vị trí càng xa động mạch chủ thì huyết áp sẽ giảm dần do lượng máu được bơm đến ít dẫn.
  • Diện tích tiết diện của mạch máu: cụ thể, diện tích này càng lớn thì huyết áp càng thấp. Dó đó, khi mạch co thì tiết diện lòng mạch giảm và tạo áp lực lên thành mạch lại càng tăng cao. Từ đó khiến cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, nếu như giãn mạch mà tiết diện mạch tăng thì huyết áp hạ. Trong y học, người ta dựa vào yếu tố này đề  bào chế các loại thuốc kiểm soát huyết áp.

Lý giải thế nào là huyết áp lúc cao lúc thấp không ổn định ?

Huyết áp không ổn định ( huyết áp lúc cao lúc thấp)là thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng huyết áp thay đổi lên xuống thất thường của một người. Sự biến động này có thể là đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một thời gian dài.

Nói về mức độ thiếu ổn định thì huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ đồng hồ. Tuy nhiên, sự biến động này không nhiều và ở mức độ có thể chấp nhận được.

Mặc dù tình trạng huyết áp không ổn định không có những biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, có thể kể tới một vài dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt đặc biệt là khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc thay đổi môi trường.
  • Hay bị ù tai váng đầu trong sinh hoạt thường ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng: rối loạn nhịp tim, mặt đỏ, tim đập nhanh và có thể kèm theo tình trạng vã mồ hôi.
  • Chỉ số huyết áp của người bệnh thay đổi thường xuyên và rất khó kiểm soát.

Nếu tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài mà không được khắc phục thì sẽ gây rối loạn nhịp tim, giảm sức bền của thành mạch và đặc biệt là nguy cơ cao bị tai biến hay nhồi máu cơ tim.

Xem thêm: Tăng nhịp tim có làm tăng huyết áp không? Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp

Nguyên nhân huyết áp lúc cao lúc thấp là gì?

Chỉ số huyết áp ở mức 120/80 mmHg thì được coi là bình thường. Trường hợp huyết áp tăng giảm đột ngột có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy có những nguyên nhân nào gây nên tình trạng huyết áp không ổn định? Dưới đây là một số yếu tố có thể xem xét:

  • Trạng thái tâm lý: Khoa học và thực tế đều cho thấy rằng: tình trạng huyết áp thay đổi đột ngột liên quan rất nhiều tới yếu tố cảm xúc và trạng thái tâm lý của người đó. Cụ thể: lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, stress, tức giận hoặc những cú sốc tâm lý đều là nguyên nhân làm cho huyết áp tăng vọt hoặc tụt nhanh.
  • Do sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Do người đó thay đổi tư thế đột ngột hoặc môi trường bị thay đổi nắng – mưa, nóng – lạnh bất ngờ .
  • Một số loại thuốc có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Huyết áp không ổn định cũng có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh như: cơn đau thắt ngực, sốt cao, suy tim, rối loạn thần kinh…
  • Người có bệnh lý rối loạn mỡ máu, rối loạn nội tiết, có khối u sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị bất ổn về huyết áp.
  • Các bệnh về tim mạch có liên quan tới huyết tăng, giảm bẩm sinh
  • Các triệu chứng: sốt, đau dữ dội, thủng dạ dày, viêm tụy, sỏi thận, sỏi tiết niệu… cũng có thể làm cho chỉ số huyết áp không ổn định.
  • Rối loạn thần kinh thực vật là một trong những nguyên nhân làm huyết áp cao thấp bất thường.

Khi nhận thấy mình có những triệu chứng huyết áp tăng – giảm đột ngột thì người bệnh cần tới cơ sở y tế sớm nhất để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Có triệu chứng huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp phải làm sao?

moi-quan-he-huyet-ap-cao-va-suy-tim
Huyết áp lúc tăng lúc giảm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tim mạch

Huyết áp thấp hay huyết áp cao thì đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Việc giữ cho huyết áp ổn định là rất khó, đặc biệt là người có huyết áp cao.

Đặc điểm chung của bệnh lý này không biết thời điểm huyết áp lên hay xuống. Do đó, người bệnh nên tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý rằng: thay vì lạm dụng thuốc thì nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho việc bình ổn huyết áp.

Thời điểm đo huyết áp tích hợp nhất là trước bữa ăn 30 phút và sau bữa ăn 30 phút. Cách này cũng giúp xác định một số yếu tố sau:

  • Van tim bị hở hay hẹp có liên quan gì tới cholesterol hay không
  • Nhịp tim nhanh hay chậm
  • Người bệnh có mắc bệnh lý bị thiếu máu hay không
  • Hệ tiêu hóa có bình thường không

Khi đã xác định được những điều này thì bác sĩ mới dựa vào đó để đưa ra hướng điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất. Để việc cải thiện bệnh có chuyển biến tích cực thì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, lối sống lành mạnh riêng cho người bị huyết áp lên – xuống thất thường.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như: rượu,  bia, cà phê, thuốc lá…
  • Tránh tình trạng tâm lý quá căng thẳng, stress và áp lực trong công việc.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, đạp xe, thái cực quyền…
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên bằng cách tự đo chỉ số huyết áp tại nhà.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay uống thêm bất cứ loại thuốc nào mà chưa được bác sĩ kê đơn.

Bệnh nhân bị huyết áp không ổn định, huyết áp lúc cao lúc thấp lên xuống thất thường sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. Do đó, người bệnh cần được điều trị từ sớm, tránh để ảnh hưởng tới tim, thận, mạch máu, nguy cơ cao giảm thị lực, nguy hiểm hơn là tử vong.

Hạ áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán