Huyết áp cao có uống được quả la hán không? 

Quả la hán được biết đến như là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học Cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dân gian cũng có nhiều thông tin về việc dùng quả la hán đề hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp. Vậy thực tế thì huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Thông tin về quả la hán có thể bạn chưa biết

Quả la hán được biết đến như một loại thảo dược với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Có thể nhiều người không còn xa lạ gì khi nhắc tới quả la hán, thành phần của nó giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Từ xưa, loại quả này đã được dùng làm thuốc điều trị bệnh. Theo ghi chép trong Đông y, thịt của loại quả này có vị ngọt tự nhiên, không chứa độc tố, có tính mát.

nguoi-cao-huyet-ap-co-uong-duoc-qua-la-han-khong

Một số chất được tìm thấy trong thành phần của quả La hán bao gồm:

  • Fructose, Glucose…
  • Chất ngọt: Mogrosid
  • Hợp chất Protein Monogrosvin.
  • Khoảng 8 – 13% protein thực vật.
  • Vitamin C, các khoáng chất vi lượng như: Sắt, Mangan, Kẽm…
  • Trong hạt của nó có khoảng 41% acid béo tự nhiên.

Tác dụng của quả la hán đối với sức khỏe là gì?

  • Quả La hán có tác dụng giúp làm mát phổi, tan đờm, giảm khát nước, nhuận tràng
  • Quả La hán được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ho, khan tiếng…
  • Với khả năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nên quả này rất tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

Đối với nhiều người bị mắc chứng cao huyết áp thì có một vấn đề họ rất quan tâm đó là: “Huyết áp cao có uống được quả la hán không?”. Lý do là vì có rất nhiều ý kiến truyền miệng cho rằng quả La hán có thể cải thiện tình trạng huyết áp cao. Vậy thực hư thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin sau đây để có lời giải nhé!

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao cách gọi y khoa để chỉ tình trạng khi mà chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu cao hơn nhiều so với mức bình thường. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sức khỏe bất thường như: đau đầu, chóng mặt, dễ buồn nôn, chảy máu cam… tuỳ thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của từng người.

Trường hợp huyết áp tăng cao quá mức sẽ mang theo nguy cơ biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng có thể  gây đột quỵ và tử vong. Để điều trị bệnh hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh lý cao huyết áp là quan trọng nhất.

Theo các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho chỉ số huyết áp bị tăng cao. Cụ thể như: tăng thể tích tuần hoàn, nhịp tim nhanh, hẹp lòng mạch, máu có độ nhớt cao, mạch máu bị suy giảm đàn hồi mạch máu…

nguoi-huyet-ap-cao-co-uong-duoc-nuoc-la-han-chua-1
Người bị cao huyết áp có nên uống nước quả la hán hay không?

Xét về các biện pháp điều trị huyết áp cao thì có rất nhiều lựa chọn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ thì nhiều người còn tìm hiểu và sử dụng các loại đồ uống từ thảo dược để hỗ trợ hạ áp tại nhà. Trong đó, phải kể tới quả la hán – loại thảo dược được quan niệm là có thể ổn định huyết áp.

Vậy thực tế thì người huyết áp cao có uống được quả la hán không? Để giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết: bổ sung nước la hán đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, phải kể tới lợi ích giúp chống oxy hóa, thanh nhiệt, mát gan, thải độc hiệu quả. Và đặc biệt, người bệnh cao huyết áp HOÀN TOÀN CÓ THỂ SỬ DỤNG loại nước này để hỗ trợ điều trị bệnh.

Nước từ quả la hán có hàm lượng calo thấp nên nó được đánh giá là khá an toàn cho người đang gặp tình trạng huyết áp cao. Nếu bạn uống một lượng vừa đủ mỗi ngày thì sẽ giúp ổn định huyết áp cũng như rất tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: [Giải Đáp] Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?

Tham khảo ngay cách nấu nước uống từ quả la hán đơn giản và dễ thực hiện sau đây:

  • Quả la hán chọn loại to, tròn.
  • Chuẩn bị trước khoảng 1 lít rưỡi nước lọc.
  • Rửa sạch quả la hán và tiến hành loại bỏ hết phần lông bên ngoài rồi bổ làm 2 hoặc 4.
  • Đun sôi nước và bỏ la hán vào nồi, nấu trong khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp và để nguội

Lưu ý: Uống nước la hán quả trong ngày, không để nước nấu qua đêm, tốt nhất nên nấu ngày nào thì uống hết trong ngày đó.

Bạn có thể thêm một số loại dược liệu khác vào nấu chung với nước la hán như: táo đỏ, nhãn nhục. Cách này sẽ giúp nước nấu thơm ngon hơn. Chú ý không nên dùng đường mà hãy sử dụng nước nguyên chất để đạt được hiệu quả ổn định huyết áp cao nhất.

Lưu ý khi dùng quả la hán cho người cao huyết áp

Mặc dù nước quả la hán nấu có tác dụng thanh nhiệt, thải độc và đặc biệt là giúp người bị cao huyết áp dần ổn định trở lại nhưng không phải ai cũng có thể uống loại nước này. Cụ thể, những người có tạng hàn, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người bị cảm lạnh, những người dị ứng với quả la hán thì không nên sử dụng loại quả này.

nguoi-huyet-ap-cao-co-uong-duoc-nuoc-la-han-chua
Không phải ai cũng có thể dùng quả la hán

Thêm một lưu ý nữa là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước la hán. Tránh tự ý sử dụng hay kết hợp với thuốc tây y để không gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn.

Ngoài ra, để kiểm soát huyết áp hiệu quả, điều trị bệnh tốt thì người bệnh cần lên chế độ và duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh, thanh đạm nhưng vẫn đảm bảo đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Tránh sử dụng những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, món ăn nhiều đường, nhiều gia vị.

Bên cạnh đó, nên tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng để giúp tăng hiệu quả bình ổn huyết áp cũng như nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin thú vị về quả la hán để giúp bạn giải đáp thắc mắc “Huyết áp cao có uống được quả la hán không?”. Đồng thời bài viết cũng giúp bạn có kinh nghiệm để sử dụng quả la hán khoa học và đúng cách nhất để đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline