Vốn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh cao huyết áp khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao nếu như không được xử trí kịp thời và đúng đắn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ một vài cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà cho người bị cao huyết áp, từ đó giảm thiểu hậu quả của biến chứng cho người bệnh.
Mục lục
Điểm danh những triệu chứng của cơn tăng huyết áp cấp cứu
Tình trạng huyết áp động mạch tăng lên cao hơn so với mức bình thường được gọi là cao huyết áp. Lúc này, chỉ trong thời gian ngắn mà chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg.
Điều đáng nói là dù người đã từng bị cao huyết áp hay người bình thường cũng có thể xuất hiện những cơn tăng huyết áp. Và nguy hiểm hơn là bệnh lý này không có biểu hiện quá rõ ràng nên nhiều người bị tăng huyết áp không hề hay biết cho tới khi mình bị lên cơn cao huyết áp.
Và một khi bị cao huyết áp mà không được kiểm soát, chỉ số lên cao đột ngột thì nguy cơ tử vong là rất lớn.
Và để giảm thiểu được nguy cơ tử vong thì bạn cần nắm rõ những triệu chứng của người bị cao huyết áp đột ngột như sau:
- Tay chân run rẩy và có cảm giác hồi hộp, toàn thân nóng bừng, tim đập nhanh hơn.
- Choáng váng, buồn nôn, đau đầu, đau thắt ngực, xây xẩm mặt mày.
- Chảy máu cam, khó cầm máu.
Tham khảo những cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà
Không cần phải bàn cãi thêm về mức độ nguy hiểm của những cơn tăng huyết áp. Điều quan trọng là cách xử trí đúng và kịp thời chính là yếu tố giảm thiểu sự đe dọa đối với tính mạng người bệnh.
Do đó, ai cũng nên biết về cách cấp cứu tại nhà cho người bị lên cơn cao huyết áp sau đây.
Đối với những trường hợp có triệu chứng nhẹ
Với nhóm bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp lâu năm nhưng khi lên cơn tăng huyết áp, chỉ số không quá cao thì người bệnh vẫn có thể giao tiếp và giữ được sự tỉnh táo. Một số triệu chứng của nhóm đối tượng này bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, không đứng vững…
Lúc này, nên để người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ và đo huyết áp để xác định độ nghiêm trọng, nếu như chỉ số vẫn lên mà không có dấu hiệu giảm xuống thì cần gọi 115 để được hỗ trợ cấp cứu kịp thời.
Đối với trường hợp người bệnh không thể giao tiếp hoặc bất tỉnh
Với trường hợp này, người bệnh xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: đứng không vững, say sẩm mặt, thậm chí là ngất xỉu tại chỗ.
Biện pháp cấp cứu lúc này là để bệnh nhân nằm trong tư thế đầu cao và được cỗ định vị trí cơ thể, tuyệt đối không lay người hay di chuyển vị trí của bệnh nhân để tránh huyết áp lên cao hơn.
Đồng thời, hô hấp nhân tạo nếu cần thiết và kiểm tra nhịp thở liên tục. Khi thực hiện những thao tác này xong thì liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đơn vị cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ.
Xem thêm: Góc giải đáp: Tăng huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đối với trường hợp người bệnh bị khó thở đột ngột, đau ngực
Suy tim cấp, cảm thấy đau tức ngực, khó thở… là những triệu chứng sẽ xuất hiện khi người bệnh bị tăng huyết áp đột ngột. Riêng với nhóm đối tượng có thêm bệnh nên về tim mạch, rối loạn chuyển, hóa, đái tháo đường thì lại càng nguy hiểm hơn và cần được cấp cứu đúng cách, kịp thời.
Trước hết, cần để bệnh nhân nằm nghỉ ở không gian yên tĩnh, tuyệt đối không nên xoa bóp chân tay hay ngực vì việc này sẽ làm bệnh nhân gặp nhiều nguy hiểm hơn. Hãy gọi ngay 115 hoặc liên hệ với cơ sở y tế gần nhất đề được hướng dẫn cách cấp cứu cho người bệnh lên cơn cao huyết áp trong trường hợp này.
Khi cấp cứu cao huyết áp tại nhà thì nên tránh những gì?
Hầu hết mọi người đều lo lắng và hoang mang khi gặp trường hợp bệnh nhân lên cơn tăng huyết áp, đặc biệt là với người thân trong gia đình. Tuy nhiên, càng hoảng loạn thì việc cấp cứu càng giảm đi sự chính xác cũng như kịp thời. Do đó, bạn nên bình tĩnh để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của người thân mình.
- Tuyệt đối không làm cho người bệnh hốt hoảng, lo lắng, không nói chuyện nhiều hay di chuyển người bệnh để tránh kích thích huyết áp tăng cao hơn.
- Tránh tập trung quá nhiều người tại khu vực bệnh nhân đang nằm vì có thể làm người bệnh khó hô hấp.
- Không cho bệnh nhân ăn các món chứa nhiều đường hoặc muối vì đây là thực phẩm làm huyết áp tăng cao.
- Tuyệt đối không tự ý cho người bệnh uống bất cứ loại thuốc hạ huyết áp nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Sau khi sơ cứu người bệnh bị lên cơn tăng huyết áp, hãy đợi xe cấp cứu tới và trong thời gian này, không tác động xê dịch vị trí hay lay chuyển người bệnh.
Đặc biệt, không áp dụng những phương pháp chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả và an toàn như: châm kim nặn máu ở đầu ngón tay, uống nước chanh…
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, bạn nên chủ động theo dõi và kiểm soát chỉ số huyết áp bằng cách đưa người bệnh đi thăm khám sức khỏe thường xuyên. Bên cạnh đó, cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học để kiểm soát đường huyết.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích về các phương pháp cấp cứu cao huyết áp tại nhà cho từng trường hợp. Đây là kiến thức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu mà ai cũng nên nắm rõ để có thể xử trí đúng cách, kịp thời không chỉ cho người thân mà cho bất cứ trường hợp nào bị lên cơn tăng huyết áp đột ngột. Từ đó giúp giảm thiểu nguy hiểm, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người bệnh.