Tăng huyết áp gồm 2 thể lâm sàng là tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Trong đó tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng tăng huyết áp nặng nhưng hầu như không có các triệu chứng hoặc tổn thương trên cơ quan đích. Với trường hợp này, người bệnh hay người thân cần nắm được những kiến thức cơ bản nhưng đặc biệt cần thiết để nhận diện cơn tăng huyết áp khẩn cấp và biết cách xử lý kịp thời để tránh được các tình trạng nguy hiểm.
Mục lục
Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?
Tăng huyết áp khẩn cấp là tình huống lâm sàng có huyết áp tăng cao kịch phát, huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg, nhưng không có tổn thương cơ quan đích. Tăng huyết áp khẩn cấp thường xuất hiện ở những bệnh nhân:
- Tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát nghiêm trọng không có biến chứng
- Tăng huyết áp sau phẫu thuật
- Có chảy máu cam nặng.
- Ngưng sử dụng thuốc điều trị huyết áp đột ngột hoặc không tuân thủ điều trị
- Hốt hoảng, stress, đau đớn, và có thể có một số loại thuốc gây cơn tăng huyết áp.
Sự nguy hiểm của tăng huyết áp khẩn cấp
Tăng huyết áp khẩn cấp không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích cũng như không có triệu chứng đặc hiệu, dẫn đến nhiều bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể chuyển thành tăng huyết áp cấp cứu với các triệu chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân phải nhập viện như: cơn đau tim, đột quỵ, mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não.
Bên cạnh đó, tăng huyết áp khẩn cấp chính là tác nhân gây hẹp thậm chí làm tắc hoàn toàn động mạch, dẫn đến một số cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy và năng lượng.
Cách điều trị tăng huyết áp khẩn cấp
Bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp có khả năng được điều trị ngoại trú và có thể điều trị bằng thuốc uống tích cực, thường là dùng thuốc uống và hạ huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ, có thể không cần nhập viện nhưng cần theo dõi sát. Với những bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp cần hạ từ từ vì hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết áp ở những bệnh không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích mà ngược lại việc hạ huyết áp nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích.
Thuốc đường uống được khuyến cáo sử dụng trong điều trị tăng huyết áp khẩn cấp là: Captopril (12.5-25mg), Labetalol (200-400mg), Amlodipine (5-10mg), Felodipine (5-10 mg), Isradipine (5-10 mg) và Prazosin (1-2 mg). Ngoài ra nên bổ sung thuốc giảm lo âu cho các bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp.
Đặc biệt là không được dùng thuốc hạ huyết áp mạnh, đột ngột vì có thể gây tổn thương đáng kể do giảm tưới máu. Trong thực hành lâm sàng, việc sử dụng thuốc Nifedipine nhỏ dưới lưỡi để hạ huyết áp trong tăng huyết áp khẩn cấp đã không còn được khuyến cáo vì có thể gây hạ huyết áp nhanh, đột ngột, nghiêm trọng, dẫn đến khởi phát các biến cố như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
Cần làm gì để ngăn chặn tăng huyết áp khẩn cấp?
Một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng tránh biến chứng của bệnh tăng huyết áp khẩn cấp đó là kiểm soát và ngăn chặn tăng huyết áp. Người bệnh cần áp dụng các chế độ dinh dưỡng, ăn uống, luyện tập phù hợp, đặc biệt là tuân thủ điều trị theo bác sĩ khi bị bệnh lý này. Cụ thể:
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sạch như: trái cây, rau củ, các sản phẩm sữa ít béo, đồng thời tăng cường ăn thực phẩm giàu kali như chuối và ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày
- Duy trì BMI ổn định, thực hiện giảm cân và kiểm soát cân nặng khi BMI > 22,9
- Tránh stress, lo âu, có thể kết hợp các kỹ thuật quản lý stress, ví dụ như hít thở sâu hoặc thiền.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê…
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên kết hợp sử dụng thuốc Tây y và Đông Y, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn giúp giảm tác dụng phụ của thuốc Tây.
- Kiểm tra và theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về tăng huyết áp khẩn cấp. Hạ áp Ích Nhân hy vọng bạn đọc sẽ có những thông tin cần thiết để nhận diện bệnh tăng huyết áp khẩn cấp và có phương pháp xử lý kịp thời, nhằm giúp bệnh nhân tránh được các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.