Tai biến mạch máu não được gọi là “sát thủ thầm lặng” vì nó chính là thủ phạm cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, không chỉ vậy nó còn khiến nhiều bệnh nhân không thể phục hồi sau di chứng. Vậy thực thế thì bệnh tai biến mạch máu não có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhanh chóng phục hồi sau đột quỵ?
Mục lục
Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là hiện tượng não đột ngột bị mất oxy và dưỡng chất do bị gián đoạn hoặc tắc nghẽn não bộ. Lúc này, tế bào ở thần kinh sẽ chết dần đi và gây tổn thương, thậm chí là là gây tử vong cho người bệnh nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Tai biến mạch máu não thường xảy ra rất đột ngột nhưng di chứng nó để lại thì vô cùng nặng nề. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Tim mạch thế giới: tai biến mạch máu não chính là căn bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp nguy hiểm nhất. Có tới 20% người mắc tai biến bị tử vong, khoảng 20 -25% gặp sự khó khăn khi đi lại, khoảng 15 – 25% người bệnh phụ thuộc sinh hoạt hoàn toàn vào người khác.
Có thể liệt kê một vài di chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân sau khi bị đột quỵ như:
- Mất khả năng phối hợp vận động, bị liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt.
- Run tay chân, bị yếu cơ.
- Bị mất tiếng, gặp khó khăn khi nói và nuốt.
- Mất trí nhớ, bị chóng mặt, mất thăng bằng.
- Người bệnh thường không kiểm soát được cảm xúc.
- Bị thay đổi hành vi, rơi vào trầm cảm.
- Người bị đột quỵ thường tiểu tiện không tự chủ.
- Nguy cơ bị mù loà, thị lực giảm, nhìn bị mờ.
- Nằm liệt giường lâu ngày nên dễ bị lở loét, viêm phổi.
Liệu bệnh tai biến mạch máu não có di truyền không?
Được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với tính mạng và để lại di chứng cho người bệnh nên có rất nhiều thắc mắc xung quanh chủ đề tai biến mạch máu não có di truyền không và có bị ảnh hưởng gì tới thế hệ sau không?
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: tai biến mạch máu não không phải là bệnh di truyền nhưng bệnh lại chịu sự tác động trực tiếp, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người có các vấn đề về sức khoẻ như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu…
Điều đáng nói là những bệnh lý kể trên lại chịu sự tác động của di truyền, ngoài ra các thành viên trong cùng 1 gia đình cũng có xu hướng tương đồng về thói quen sinh hoạt, lối sống và môi trường. Do đó, cũng không khó hiểu với các trường hợp có nhiều người trong 1 gia đình bị tai biến.
Đâu là những cách phòng tránh tai biến mạch máu não?
Điều trị và kiểm soát các bệnh lý nguy cơ
Như đã nói trước đó, người bệnh có vấn đề như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch… có nguy cơ rất lớn bị đột quỵ ,đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi.
Do đó, người bệnh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ các chỉ số sức khoẻ như: đường huyết, mỡ máu hoặc huyết áp… Từ đó, kịp thời phát hiện các bất thường, xử lý sớm ngay từ khi đột quỵ chưa “ghé thăm”.
Và tất nhiên việc điều trị, uống thuốc theo đúng hướng dẫn và phác đồ của bác sĩ là rất quan trọng, tuyệt đối không tự ý ngừng hoặc đổi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh việc uống thuốc và điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì người bệnh bị tai biến mạch máu não cũng cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, điều độ hàng ngày.
Nên ưu tiên bổ sung và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe từ rau xanh và trái cây tươi, các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất…
Người bị đột quỵ nên hạn chế tối đa việc sử dụng đường, muối và các loại gia vị khi chế biến đồ ăn, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp và đặc biệt là tránh xa rượu bia, thuốc lá và các loại chất kích thích.
Tập thể dục hàng ngày
Việc tập luyện thể dục hàng ngày là hoạt động tốt cho tất cả mọi người, đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì việc này còn giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Người bệnh có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe…
Sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn tác động trực tiếp tới nguy cơ bị đột quỵ của những người có các bệnh lý liên quan. Do đó, cần phải có thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh, đặc biệt là với những người thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não.
Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và giấc ngủ chất lượng để hệ thần kinh trung ương được nghỉ ngơi, khỏe mạnh và tăng cường trí nhớ cho não bộ, giúp ngày hôm sau cơ thể trong trạng thái tốt nhất.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc không chỉ áp dụng ở người cao tuổi, người bệnh, người có nguy cơ cao mắc bệnh mà tất cả mọi người đều nên thực hiện. Biện pháp này giúp phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường, dấu hiệu của bệnh để điều trị từ sớm, hạn chế những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao cần theo dõi các chỉ số về huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường…
Giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan
Não bộ và tim mạch của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như cơ thể làm việc quá sức, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, điều này khiến cho nguy cơ bị tai biến mạch máu não tăng cao.
Do đó, dù công việc bận rộn hay áp lực tới mấy thì bạn cũng nên cố gắng điều tiết và giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, hạn chế sức ép lên hệ thần kinh trung ương.
Có thể cân nhắc dùng các sản phẩm hỗ trợ lưu thông máu
Ngoài những biện pháp kể trên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách dùng thêm các sản phẩm thảo dược có tác dụng lưu thông máu.
Có thể nói rằng, tai biến mạch máu não đang dần trở thành nỗi ám ảnh khi mà hiện nay ngày càng có nhiều trường hợp bị đột quỵ, không chỉ người cao tuổi mà rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi. Vì thế, câu hỏi câu hỏi “bệnh tai biến mạch máu não có nguy hiểm không? tai biến mạch máu não có di truyền không, có chữa được không?” rất được nhiều người quan tâm. Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã có kiến thức để trả lời cho câu hỏi này cũng như bạn đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa tai biến mạch máu não cho bản thân và gia đình.