Tai biến mạch máu não là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh, nó không chỉ cướp đi tính mạng của hàng ngàn người mà còn khiến nhiều bệnh nhân không thể phục hồi sau khi bị tai biến. Vấn đề được nhiều người quan tâm là bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? Và để nhanh phục hồi sau tai biến thì cần làm gì để nhanh phục hồi? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của bệnh để có câu trả lời đúng đắn nhất cho những câu hỏi trên.
Mục lục
Những cơn tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào với người bệnh?
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng khi mà não rơi vào tình trạng đột ngột bị mất oxy và dưỡng chất cần thiết, nguyên nhân thường là do quá trình cung cấp máu, dưỡng chất tới não bị gián đoạn hoặc ngừng trệ.
Việc này khiến cho những tế bào thần kinh bị chết dần đi và gây tổn thương cho não, thậm chí có thể bị tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Tim mạch thế giới: trong số các biến chứng nguy hiểm của bệnh về tim mạch, cao huyết áp thì tai biến mạch máu não là loại nguy hiểm nhất. Cụ thể:
- 20% bệnh nhân bị tử vong.
- 29 25% bệnh nhân gặp sự khó khăn trong việc đi lại, cần phải hỗ trợ từ người khác.
- 15 – 25% phải có người chăm sóc, bị phụ thuộc hoàn toàn.
Một số di chứng thường gặp phải do tai biến mang lại như:
- Liệt cơ các loại bao gồm: liệt tay chân, liệt mặt, liệt nửa người, không có khả năng phối hợp vận động.
- Bị yếu cơ, chân tay bị run.
- Mất tiếng gặp khó khăn khi nói, khó nuốt.
- Suy giảm trí nhớ, mất thăng bằng, chóng mặt.
- Khó kiểm soát hành vi và cảm xúc của bản thân.
- Trầm cảm.
- Tiểu tiện không tự chủ.
- Thị lực bị giảm, nhìn mờ, nguy cơ mù lòa
- Bệnh nhân nằm giường quá lâu có nguy cơ bị lở loét, viêm phổi.
Bệnh tai biến mạch máu não có chữa khỏi được không?
Mặc dù y học ngày càng phát triển và người bệnh được hỗ trợ điều trị bởi nhiều phương pháp hiện đại nhưng không phải tất cả các loại bệnh đều có thể chữa khỏi. Đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì mức độ hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian cấp cứu, phương pháp điều trị thích hợp… những điều này tác động tới việc bệnh nhân có thể phục hồi sau biến cố nhiều hay ít.
Loại tai biến người bệnh gặp phải quyết định có thể điều trị khỏi hay không
Xuất huyết não và nhồi máu não chính là 2 dạng tai biến mà người bệnh đột quỵ có thể gặp phải và chiếm 80% trong số đó chính là nhồi máu não, 20% còn lại là tai biến xuất huyết não. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 20% nhưng nó lại vô cùng nguy hiểm bởi để lại di chứng nặng nề và tỉ lệ tử vong rất lớn.
Đối với những trường hợp bị các cơn tai biến nhẹ (đột quỵ thoáng qua, thường chỉ diễn ra nhanh chóng trong khoảng vài phút) không cần can thiệp y tế khẩn cấp vì người bệnh có thể tự phục hồi. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì đây cũng có thể là cảnh bảo về cơn đột quỵ nguy hiểm có thể gặp phải trong tương lai.
Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? Yếu tố thời gian quyết định
Nếu như bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì thời gian vàng để cứu sống người bệnh chính là 3 – 4h kể từ khi phát bệnh, càng được đưa tới bệnh viện sớm để cấp cứu thì tỉ lệ sống sót cũng như khả năng phục hồi hiệu quả hơn.
Do đó, nếu như để qua thời gian này thì người bị đột quỵ sẽ phải đối mặt với các hậu quả đáng tiếc như: liệt nửa người, mất khả năng vận động, méo miệng, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, liệt vĩnh viễn…
Yếu tố tuổi tác
Bệnh nhân càng cao tuổi thì khi cặp cơn tai biến sẽ có tỉ lệ sống sót càng thấp, diễn biến của bệnh cũng nặng hơn so với người trẻ tuổi.
Bị tai biến có chữa được không? Phương pháp điều trị quyết định hiệu quả
Ngoài việc cấp cứu kịp thời trong khoảng “thời gian vàng” thì phương pháp điều trị có đúng cách hay không cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cho bệnh nhân sau cơn đột quỵ, mức độ hồi phục, hạn chế sự nghiêm trọng của biến chứng.
Vậy bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nặng có chữa được không?
Thực tế thì bệnh nhân sau khi trải qua tai biến mạch máu não, có khả năng hồi phục rất cao, có tới 90% nếu bệnh nhân chỉ bị tai biến nhẹ nếu như phát hiện sớm và được điều trị đúng cách.
Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng: bệnh nhân bị đột quỵ nặng thì khả năng tử vong là rất cao và cho dù có điều trị đúng cách thì nguy cơ thất bại rất lớn.
Do đó, khi nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bị đột quỵ, cho dù chỉ là thoáng qua thì cũng không nên chủ quan. Bạn cần tới bệnh viện sớm để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị.
Người bệnh nên làm gì để nhanh chóng hồi phục sau tai biến?
Để việc phục hồi sau tai biến đạt hiệu quả tốt nhất thì cả người bệnh cũng như người chăm sóc cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như việc tập luyện hết sức khoa học.
Chế độ dinh dưỡng
Ăn uống khoa học không chỉ giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ điều trị tai biến rất hiệu quả, ngoài ra nó cũng giúp kiểm soát cân nặng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cần chú ý một số điều sau:
- Giảm chất béo và ưu tiên dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn thay cho mỡ động vật. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì hạn chế được đáng kể lượng cholesterol trong máu, tránh xơ vữa động mạch.
- Bổ sung protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể từ cá, thịt nạc và ngũ cốc.
- Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng, món ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt người bệnh không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Chế độ tập luyện cho người bị đột quỵ
Các bài tập phục hồi chức năng cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của việc điều trị tai biến.
- Đối với trường hợp bị tai biến nặng thì người nhà cần hỗ trợ người bệnh trong việc kích thích thần kinh và vận động các cơ, tránh trường hợp bị loét da, teo cơ bằng những bài vận động thụ động như: đổi tư thế, châm cứu, bấm huyệt… để.
- Đối với trường hợp nhẹ hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi theo từng giai đoạn để đạt được hiệu quả cao trong quá trình hồi phục.
- Thời gian tập luyện bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm và nó phụ thuộc vào mức độ của tổn thương. Do đó, người thân nên động viên người bệnh để tích cực và lạc quan, kiên trì hơn trong việc tập luyện để đạt được hiệu quả hồi phục tốt nhất.
Trên đây chính là những thông tin về bệnh đột quỵ, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp cung cấp kiến thức cơ bản và quan trọng về bệnh. Từ đó giúp bệnh nhân cũng như người nhà có câu trả lời cho thắc mắc bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không và đâu là biện pháp cải thiện bình tình hiệu quả, đúng cách nhất.