Cao huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm của cơ thể, bao gồm ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ. Vậy những biến chứng nào đáng để lưu ý nhất? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cao huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể và cách ổn định huyết áp, ngăn ngừa những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe nhé!

Cao huyết áp là gì?

sai-lam-trong-dieu-tri-cao-huyet-ap
Thế nào là cao huyết áp?

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch cao đột biến so với thông thường. Khi cơ thể con người ở trạng thái bình thường, chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu tăng lên hơn 140mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương tăng cao hơn 90 mmHg, người bệnh đã gặp phải bệnh cao huyết áp – Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.

Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Một số biểu hiện phổ biến nhất khi bệnh đã diễn tiến nặng hơn chính là thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu,… Ở giai đoạn huyết áp quá cao, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân cao huyết áp là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới cao huyết áp được chia thành 2 dạng chính:

Cao huyết áp nguyên phát: chiếm 90% các trường hợp tăng huyết áp

Nguyên nhân vô căn tương ứng với dạng cao huyết áp nguyên phát. Đây là trường hợp tăng huyết áp chưa xác định được nguyên nhân, một số yếu tố nguy cơ như di truyền, béo phì, thói quen ăn mặn, ít vận động thể lực, thường xuyên bị căng thẳng….

Cao huyết áp thứ phát

Cao huyết áp thứ pháp được gây ra bởi nhóm nguyên nhân bệnh lý:

  • Người bệnh mắc các vấn đề về tuyến giáp, nội tiết, thận, tim mạch.
  • Người bệnh bị ảnh hưởng tác dụng phụ của các loại thuốc.
  • Người bệnh tuổi tác cao, do di truyền hoặc thói quen sinh hoạt, ăn uống gây cao huyết áp.

Cao huyết áp ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

cao-huyet-ap-anh-huong-den-co-the-nhu-the-nao

Vậy cao huyết áp ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào mà có thể khiến người bệnh tử vong? Trên thực tế, đây chính xác là căn bệnh “hủy diệt” người bệnh trong âm thầm.

Những biến chứng nguy hiểm có thể kể tới của bệnh chính là:

Biến chứng động mạch

Cấu tạo của các động mạch có bao gồm một lớp lót trơn nhẵn phí bên trong – đây là nơi cho máu lưu thông tự do và cung cấp oxy, dưỡng chất cho các mô và cơ quan.

Khi huyết áp tăng cao, đồng nghĩa với dòng máu của động mạch bị tăng áp lực và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Động mạch bị tổn thương và thu hẹp, mất dần đi tính đàn hồi, đồng thời cản trở lưu lượng máu được truyền đi khắp cơ thể.
  • Chứng phình động mạnh, đặc biệt là động mạch chủ.

Biến chứng tim mạch

Cao huyết áp còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch:

  • Động mạch vành: xảy ra khi động mạch bị tổn thương vì huyết áp thường xuyên tăng cao, khiến máu khó lưu thông tự do tới tim, dẫn tới triệu chứng như rối loạn nhịp tim, đau tim, co thắt ngực.
  • Suy tim: biến chứng phổ biến của bệnh cao huyết áp chính là cơn đau tim xuất hiện dày đặc và trầm trọng hơn.

Biến chứng não

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của cao huyết áp chính là biến chứng về não bộ:

  • Thiếu máu não thoáng qua: có cơ chế tương tự đột quỵ, là sự gián đoạn tạm thời của việc cung cấp máu lên não. Khi gặp thiếu máu não thoáng qua, bạn cũng cần cẩn trọng với nguy cơ đột quỵ.
  • Đột quỵ: xảy ra khi huyết áp tăng cao gây thu hẹp, vỡ mạch máu não. Trong một số trường hợp, tăng huyết áp hình thành cục máu đông và ngăn chặn máu lưu thông lên não.

Biến chứng thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc chất thải từ máu, giúp cho mạch máu khỏe mạnh. Khi huyết áp tăng cao gây ảnh hưởng tới mạch máu, cũng có thể gây các biến chứng về thận như suy thận hoặc xơ cứng cầu thận.

Kiểm soát huyết áp hiệu quả bằng phương pháp nào?

cao-huyet-ap-anh-huong-den-co-the-nhu-the-nao-1

Kiểm soát huyết áp là cách duy nhất để bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh này. Cho tới hiện tại, vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm cao huyết áp. Thay vào đó, hãy áp dụng những biện pháp sau giúp cải thiện tình trạng bệnh:

  • Sử dụng thuốc ổn định huyết áp theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Theo dõi sát sao huyết áp bằng máy đo hàng ngày để phát hiện các vấn đề bất thường.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng theo thể trạng.
  • Kiêng sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra tổng quát để phát hiện kịp thời các bất thường và xử lý nhanh chóng, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn cao huyết áp ảnh hưởng tới cơ thể một cách nghiêm trọng ra sao. Đừng quên chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân để phòng ngừa cao huyết áp. Đối với những người đang mắc phải căn bệnh này, hãy duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, duy trì uống thuốc để ổn định huyết áp của mình.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline