Huyết áp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh có sự dao động rõ rệt, không ổn định và kèm theo triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và nôn, vai tê cứng, chóng mặt. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách kiểm soát hiệu quả chứng cao huyết áp tiền mãn kinh?
Mục lục
Tại sao nữ giới bị cao huyết áp ở tuổi mãn kinh?
Nội tiết tố tuổi mãn kinh thay đổi
Tuổi mãn kinh là giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi, mất cân bằng, đặc biệt là hormone sinh dục. Nó làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, tăng cao nguy cơ xơ cứng động mạch, bệnh lý về tim mạch và là huyết áp bị tăng lên.
Rối loạn chuyển hóa và béo phì
Nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh thường bị tăng cân rất nhanh và nguy cơ bị béo phì rất cao. Trong khi đó, béo phì là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tăng huyết áp.
Không chỉ vậy, béo phì và rối loạn chuyển hóa do cảm giác thèm ăn liên tục cũng tiềm ẩn nguy cơ cao bị tiểu đường, biến chứng tim mạch.
Yếu tố tâm lý
Stress khiến cho cơ chế bảo vệ sức khoẻ của cơ thể bị phá vỡ, trong đó nghiêm trọng nhất là gây rối loạn tim mạch, gây xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, suy tim.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây cao huyết áp tiền mãn kinh
Ngoài những yếu tố kể trên, thói quen sinh hoạt không lành mạnh của phụ nữ cũng trở thành nguyên nhân gây tăng huyết áp. Cụ thể như: sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động, stress, căng thẳng…
Do yếu tố tuổi tác
Thực tế thì tuổi tác càng nhiều thì nguy cơ bị tăng huyết áp cũng theo đó mà tăng cao. Lúc này thành động mạch bị xơ vữa, lão hoá và mất đi độ đàn hồi so với tuổi trẻ.
Do yếu tố giới tính
Theo nhiều số liệu thống kê từ các nghiên cứu, dưới 45 tuổi thì nam giới bị cao huyết áp nhiều hơn so với nữ giới. Tuy nhiên khi tới ngưỡng 45 tuổi trở lên thì tỷ lệ này sẽ được cân bằng ở cả 2 giới.
Lý do chính là nữ giới ở tuổi tiền mãn kinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm: nội tiết tố sụt giảm, tâm lý thay đổi, rối loạn chuyển hoá… nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với nam giới.
Tăng huyết áp tiền mãn kinh do ảnh hưởng từ một số bệnh lý
Tăng huyết áp có thể do một số bệnh lý gây nên như: tiểu đường, loãng xương, tim mạch. Những bệnh lý này thường liên quan với chứng cao huyết áp.
Cao huyết áp tiền mãn kinh dẫn tới những biến chứng nào?
Những triệu chứng của bệnh huyết áp cao ở độ tuổi tiền mãn kinh/ mãn kinh chưa thực sự rõ ràng, nó hay bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của các bệnh lý khác nên người bệnh hay chủ quan và xem nhẹ.
Có thể liệt kê một vài triệu chứng của bệnh cao huyết áp tiền mãn kinh/ mãn kinh như sau:
- Đau đầu dữ dội
- Chóng mặt
- Khó thở
- Đánh trống ngực
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau tức ngực
- Nhịp tim không đều
- Đái ra máu
Nếu chị em nhận thấy bản thân đang gặp phải những vấn đề kể trên thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và làm kiểm tra sức khỏe ngay, tìm ra nguyên nhân cũng như vấn đề đang gặp phải để có hướng khắc phục kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Điểm danh một số biện pháp kiểm soát tăng huyết áp tiền mãn kinh hiệu quả
Việc chủ động phòng ngừa cũng như kiểm soát huyết áp sẽ giúp giảm thiểu sớm và mức độ của biến chứng mà cao huyết áp gây ra. Điều đáng nói là việc này đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì bởi bên cạnh việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định thì cũng cần người bệnh có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
- Lên thực đơn ăn uống với nhiều loại hoa quả, cá, rau xanh, ít mỡ bão hòa và cholesterol.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
- Tránh nạp quá nhiều muối vào trong cơ thể.
- Tập luyện thể dục là hoạt động cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt với đối tượng nữ giới tiền mãn kinh/ mãn kinh thì các bài tập còn giúp ổn định huyết áp. Chú ý tập với cường độ vừa phải, thời gian 30 – 45 phút/ ngày.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, tránh bị hút thuốc lá thụ động.
- Kiểm soát và đảm bảo không uống quá nhiều rượu bia.
- Kiểm soát trạng thái tâm lý, tránh bị stress và căng thẳng kéo dài.
- Có chế độ làm việc, học tập và thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thăm khám sức khỏe theo định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường cũng như có hướng điều trị kịp thời.
- Đối với nhóm đối tượng là nữ giới đã bị mắc bệnh huyết áp cao thì cần chú ý kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucose máu cũng như các chỉ số huyết áp ở mức độ an toàn.
Không chỉ bệnh cao huyết áp tiền mãn kinh mà bất cứ bệnh lý nào cũng sẽ biến chứng nếu không được kiểm soát và có hướng điều trị kịp thời. Đặc biệt, với nữ giới tuổi càng nhiều thì diễn biến bệnh càng phức tạp và nhanh chóng xấu đi. Do đó, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, hi vọng những thông tin kể trên sẽ giúp chị em có thể kiến thức về bệnh cao huyết áp tiền mãn kinh, phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất.