Các bệnh lý về huyết áp vô cùng nguy hiểm, diễn biến bệnh nhanh và biến chứng khó lường, đe dọa tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp để ngăn ngừa biến chứng chính là việc quan trọng nhất. Vậy chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?
Mục lục
Giải đáp câu hỏi Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Đối với câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: chỉ số ở mức ổn định, không thấp quá, không cao quá thì được cho là bình thường. Theo đó, chỉ số huyết áp này thường là 120/80 mmHg (người trưởng thành và có sức khoẻ tốt, không mắc bệnh nền nguy hiểm).
Thế nào là chỉ số huyết áp không bình thường?
Tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe tại nhiều thời điểm khác nhau mà chỉ số huyết áp của bạn sẽ có sự dao động. Chỉ một sự thay đổi nhỏ về tư thế, vị trí, thực phẩm bạn ăn, hút thuốc lá… cũng làm huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột.
Huyết áp không bình thường sẽ được chia thành 2 dạng khác nhau bao gồm:
- Huyết áp cao (trên 140/90 mmHg). Lúc này, nó chỉ gây ra một vài cơn đau đầu nhẹ chứ không có triệu chứng nào rõ rệt.
- Huyết áp thấp (dưới 90/60 mmHg): Tình trạng này có thể gây suy giảm chức năng đa cơ quan do bị thiếu máu cung cấp tới những vị trí này.
Mức huyết áp bình thường theo độ tuổi có sự khác biệt thế nào?
Rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bệnh cao huyết áp chỉ gặp ở người cao tuổi, người trẻ tuổi. Tuy nhiên, thực tế thì ngay cả trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp.
Mỗi độ tuổi khác nhau lại có sự thay đổi và đặc trưng riêng về chỉ số huyết áp và mỗi năm lại có sự khác biệt.
Trẻ sơ sinh và trẻ em
Bạn cần biết rằng, càng lớn lên thì huyết áp sẽ tăng dần và trẻ sơ sinh chính làn nhóm đối tượng có chỉ số huyết áp thấp nhất. Điều này cũng lý giải vì sao nhóm đối tượng này gần như không có nguy cơ bị các bệnh lý liên quan tới huyết áp.
Dựa vào chiều cao, cân nặng và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ xác định chỉ số huyết áp cho phù hợp, đưa ra kết luận huyết áp có bình thường hay không. Nếu chỉ số cao hơn so với 90% các bạn cùng tuổi thì được cho là bé bị tiền cao huyết áp. Và nếu cao hơn 95% thì được cho là bé bị cao huyết áp.
Chỉ số bình thường của thanh thiếu niên, người trưởng thành và người cao tuổi
Mức huyết áp bình thường được quy định là dưới 120/80 mmHg khi bạn đạt tuổi từ thanh thiếu niên. Trong đó, chỉ số“120” là huyết áp tâm thu và chỉ số “80” là huyết áp tâm trương.
- Từ 15-19 tuổi: 105/73 mm / Hg, 117/77 mm / Hg hoặc 120/81 mm / Hg
- Từ 20-24 tuổi:108/75 mm / Hg, 120/79 mm / Hg hoặc 132/83 mm / Hg
- Từ 25-29 tuổi: 109/76 mm / Hg, 121/80 mm / Hg hoặc 133/84 mm / Hg
- Từ 30-34 tuổi: 10/77 mm / Hg, 122/81 mm / Hg hoặc 134/85 mm / Hg
- Từ 35-39 tuổi: 111/78 mm / Hg, 123/82 mm / Hg hoặc 135/86 mm / Hg
…
(Xem thêm trong hình minh hoạ)
Đâu là những yếu tố có tác động tới chỉ số huyết áp?
Như đã nói trước đó, chỉ số huyết áp thay đổi tuỳ theo nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như:
- Vận động mạnh.
- Tuổi tác: tuổi càng nhiều thì mạch máu càng giảm về khả năng đàn hồi, khiến huyết áp tăng lên.
- Cơ thể mất máu khiến huyết áp giảm đi.
- Ăn uống quá mặn: thể tích máu tăng lên làm huyết áp tăng cao.
- Tâm lý không ổn định: xúc động, stress, lo lắng… khiến huyết áp tăng hoặc giảm.
Đâu là biện pháp giúp duy trì huyết áp bình thường
Huyết áp cao khiến người bệnh có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm. Vì thế, kiểm soát và duy trì chỉ số huyết áp bình thường là rất quan trọng. Điều đáng nói là cần có lối sống lành mạnh để làm được điều đó.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý so với thể trạng của cơ thể, nếu như bạn thừa cân thì nên xem xét giảm cân để giảm nguy cơ bị huyết áp cao.
- Chủ động theo dõi huyết áp bằng cách tự theo dõi huyết áp tại nhà để đảm bảo duy trì ở mức ổn định.
- Lên kế hoạch cho việc ăn uống khoa học, lành mạnh giúp ích cho việc kiểm soát mức huyết áp ổn định nhất. Đặc biệt, hạn chế đồ ăn quá mặn, quá nhiều đường tinh luyện…
- Tập thể dục thường khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày, nếu cần thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được bài tập thích hợp với mình.
Trên đây chính là những thông tin về cách xác định chỉ số bình thường cho từng độ tuổi khác nhau. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có kiến thức cũng như chủ động hơn trong việc đo huyết áp, kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định. Từ đó, có điều chỉnh thích hợp nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh lý về huyết áp.