Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến, đặc biệt là với những người từ 40 tuổi trở lên. Theo các bác sĩ, bệnh tăng huyết áp sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu người bệnh không tìm ra phương pháp giúp hạ và ổn định huyết áp, về lâu dài sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ…
Sau đây là 4 mẹo hạ và ổn định huyết áp có thể thực hiện ngay tại nhà, đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.
Mục lục
Mẹo 1: Luôn dự trữ trong nhà 3 loại trà giúp hạ và ổn định huyết áp
Trà hoa hòe
Hoa hòe từ lâu đã được biết tới là một vị thuốc quý. Theo Đông y, hoa hòe có tác dụng bình can, an thần. Theo Tây y, hoa hòe còn có tác dụng hạ huyết áp và phòng ngừa tai biến, rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và mao mạch dễ vỡ đứt.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong hoa hòe có chứa hoạt chất Rutin. Đặt biệt là phần nụ của hoa hòe có chứa nhiều hoạt chất Rutin nhất (từ 6-30%). Rutin được ví như “hoạt chất vàng” có tác dụng tăng sức bền của thành mạch, tăng sức chịu đựng và dẻo dai của thành mạch, làm mạch máu dễ chun giãn, đàn hồi. Thiếu hoạt chất này, sức chịu đựng của thành mạch sẽ bị giảm, mao mạch dễ bị vỡ đứt.
Hiện nay, người dân thường thu hái cả hoa hòe và nụ hoa hòe về phơi khô rồi pha với nước nóng thành trà uống để hạ huyết áp. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo: mỗi người chỉ nên dùng từ 4g đến 8g hoa hòe/ngày. Lưu ý, người bị tăng huyết áp có thể uống hoa hòe hàng ngày và uống lâu dài, nhưng vẫn nên thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp. Nếu huyết áp xuống quá thấp (ví dụ xuống còn 90/50mmHg) thì cần phải ngừng ngay việc uống trà hoa hòe.
Trà xanh
Ngoài hoa hòe, trà xanh cũng được khoa học chứng minh có tác dụng hữu hiệu trong việc đẩy lùi bệnh cao huyết áp. Hợp chất Tanin trong trà xanh giúp phòng ngừa tăng Cholesterol trong máu, không cho máu đông làm nghẽn mạch. Nếu hấp thu được hợp chất Tanin thông qua việc uống trà xanh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là chứng huyết áp cao.
Trà xanh đã được nghiên cứu ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Trà xanh có tác dụng lợi tiểu và thải bớt lượng muối natri có trong máu nên giúp giảm huyết áp rất tốt. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa chất chống oxy hóa EGCG nên không chỉ tốt cho người cao huyết áp mà còn rất tốt cho sức khỏe, mọi lứa tuổi đều nên dùng.
Lưu ý nên uống trà xanh vào buổi sáng (từ 10 đến 11h) hoặc uống trước và sau các bữa ăn để thúc đẩy sự trao đổi chất, tiêu hóa tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi tối vì người cao huyết áp vốn đã khó ngủ, uống trà xanh có thể gây bồn chồn, khó ngủ hơn.
Xem thêm: Cách hạ huyết áp nhanh cấp tốc an toàn hiệu quả ngay tại nhà
Trà thải độc gan
Người bị huyết áp cao phải dùng thuốc điều trị kéo dài, do đó gây ảnh hưởng xấu đến gan, làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến gan. Mặt khác, huyết áp tăng cao còn khiến mạch máu tại gan phải chịu áp lực lớn, phá hủy bộ lọc ở gan, khiến gan không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như lượng nước dư thừa ra ngoài.
Theo các bác sĩ, người bệnh tăng huyết áp nên uống trà giải độc gan hàng ngày để bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Bởi một khi các chức năng của gan bị suy yếu sẽ làm cho thể tích máu trong lòng mạch tăng, từ đó làm huyết áp tăng cao, tạo thành một vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Mẹo 2: Tập thể dục vừa sức mỗi ngày 1 tiếng (30 phút sáng, 30 phút chiều)
Người huyết áp cao nên tập tạ tay, đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền… và duy trì luyện tập đều đặn 1 tiếng/ngày (3 phút vào buổi sáng và 30 phút vào buổi chiều). Buổi sáng: từ 7h – 7h30 và buổi chiều: từ 16h30 – 17h.
Lưu ý: với người cao huyết áp: không nên tập thể dục quá sớm vì có thể bị nhiễm lạnh. Mặt khác, người cao huyết áp mạch máu vốn dễ bị tổn thương nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ môi trường trong nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh rất dễ gây ra đột quỵ nếu không phòng ngừa.
Việc duy trì các hoạt động thể dục sẽ làm cho động mạch mềm mại, đàn hồi và dẻo dai hơn; làm cho các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan. Từ đó làm giảm áp lực lên thành mạch, hạ huyết áp và duy trì ổn định huyết áp.
Mẹo 3: Ăn những thực phẩm tốt cho huyết áp, tim mạch
Các bác sĩ cho biết, đối với bệnh tăng huyết áp, trong quá trình điều trị, nếu người bệnh kết hợp với chế độ ăn hợp lý thì cũng đã có tác dụng giảm huyết áp rõ rệt. Chỉ cần giữ chế độ ăn nhạt, tốt nhất ăn dưới 2g muối/ngày thì chỉ số huyết áp đã có thể giảm từ 12 đến 15 mmHg.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn nhiều rau quả có công dụng giảm huyết áp như: rau rút, rau diếp, cải cúc, cần tây, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây, cà tím, cà chua… Nên ăn cá, hải sản, hạn chế ăn món nhiều đạm, các món ăn béo mỡ và kiêng hẳn bia rượu là tốt nhất.
Mẹo 4: Luôn nhớ kết hợp cả thuốc Tây y và Đông y
Nhiều người cao huyết áp uống thuốc hàng ngày nhưng không nhớ kết hợp cả thuốc tây và đông y khiến huyết áp có hạ nhưng không ổn định lâu dài. Như trường hợp của bác Lương Thị Hải – một giáo viên nghỉ hưu ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Bác Hải cho biết: bác phát hiện bệnh cao huyết áp từ năm 2017 nhưng uống thuốc đều mà huyết áp vẫn ở mức 151, lại thêm cả chứng bệnh đau dạ dày nữa, cứ uống thuốc là đau bụng. Gần đây, bác kết hợp uống thêm thuốc đông y, có thành phần gồm các vị thuốc Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa và bài thuốc Giáng áp Hợp tễ thì thấy huyết áp ổn định, không còn dao động thất thường như trước.
Nói về tầm quan trọng của việc kết hợp đông tây y trong điều trị bệnh cao huyết áp, theo các chuyên gia cho biết: “Khi huyết áp mất kiểm soát mà không có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ dễ dẫn đến tai biến nguy hiểm. Lúc này, người bệnh nên dùng ngay thuốc Tây để nhanh chóng hạ huyết áp về mức an toàn. Sau đó, nên dùng kết hợp Đông y để kiểm soát huyết áp ổn định ở mức an toàn”.