Một số hiểu lầm nguy hiểm thường gặp về cao huyết áp

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một bệnh mạn tính và nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh lý tim mạch, thậm chí là tử vong. Điều đáng nói là nhận thức của mọi người về bệnh cao huyết áp còn rất ít. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc do thiếu kinh nghiệm, hiểu lầm trong việc chăm sóc người bệnh, điều trị bệnh.

Bệnh cao huyết áp có liên quan tới di truyền và không thể ngăn chặn

Bệnh cao huyết áp có liên quan tới yếu tố di truyền, điều này được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Nếu trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ bị cao huyết áp thì con cháu sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Điều đáng nói là nhiều người vẫn luôn quan niệm rằng, một khi gia đình có người bị bệnh cao huyết áp thì thế hệ con cháu sẽ không tránh khỏi căn bệnh này. Đây là một hiểu lầm tai hại khiến cho nhiều người lơ là và xem nhẹ các biện pháp phòng tránh.

che-do-an-anh-huong-den-huyet-ap
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn tới bệnh tăng huyết áp

Thực tế thì bạn vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cho dù trong gia đình mình có thành viên mắc bệnh này. Và việc duy trì lối sống lành mạnh chính là cách hiệu quả nhất. Một số lưu ý bao gồm:

  • Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể.
  • Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu kali (lạc, đậu, cải bắp, chuối chín, đu đủ, chà là) để làm giảm huyết áp.
  • Ưu tiên rau quả và trái cây, hạn chế thức ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, dẻo dai.
  • Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng quá mức, giữ cho tâm lý ổn định.

Tăng huyết áp là bệnh chỉ gặp ở người già chứ không phải bệnh của người trẻ

Có thể nói rằng, đây là một trong số những hiểu lầm tai hại của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tỷ lệ bệnh nhân bị mắc bệnh cao huyết áp đa số là người cao tuổi nhưng thực tế cũng ghi nhận không ít trường hợp người còn trẻ nhưng lại có bệnh lý tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn là độ tuổi mắc bệnh này đang ngày càng trẻ hoá.

Nguyên nhân gây nên điều này là do lối sống không lành mạnh (ăn mặn, ít vận động, môi trường làm việc căng thẳng), cuộc sống có quá nhiều áp lực, thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá… Bệnh lý liên quan từ các căn bệnh khác như: béo phì, đái tháo đường, tăng axit uric, rối loạn mỡ máu…

Tăng huyết áp ở người già điều bình thường và không cần điều trị

Thêm một quan niệm sai lầm nữa của nhiều người đó là: bệnh cao huyết áp là điều hiển nhiên ở người cao tuổi và không cần thiết điều trị. Đây là hiểu lầm vô cùng nguy hiểm bởi lẽ tăng huyết áp là một loại bệnh lý như bất cứ một căn bệnh nào ở mọi lứa tuổi.

Và điều đáng nói là bệnh tăng huyết áp rất khó kiểm soát, nếu không được chữa trị thì để lại biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở người già – nhóm đối tượng có sức khoẻ yếu.

Do đó, không chỉ người già mà bất cứ ai mắc bệnh tăng huyết áp đều phải được điều trị nghiêm túc và theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà ai cũng cần phải biết

Nếu không sử dụng muối ăn thì sẽ kiểm soát được bệnh tăng huyết áp

Nạp lượng muối lớn vào cơ thể là nguyên nhân khiến cho bệnh lý tăng huyết áp nghiêm trọng hơn. Điều này được rất nhiều người biết đến và họ quan niệm rằng, chỉ cần ăn nhạt thì sẽ giúp bệnh cao huyết áp không bị nghiêm trọng.

Thực tế thì lượng muối mà chúng ta nạp vào cơ thể không chỉ thông qua đường ăn uống. Có tới 75% lượng muối mà chúng ta đưa vào cơ thể nằm trong các loại thực phẩm như: thực phẩm đóng hộp, nước sốt cà chua, súp, gia vị. 

Do đó, để biết chính xác lượng muối có mặt trong sản phẩm thì khi lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, bạn nên đọc kỹ thông tin về thành phần dinh dưỡng được in trên bao bì.

Những người có sức khỏe bình thường không cần đề phòng bệnh cao huyết áp.

do-huyet-apo-nguoi-lon-tuoi
Bệnh huyết áp chủ yếu được phát hiện nhờ đo huyết áp vì căn bệnh này không có triệu chứng rõ ràng

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Theo đó, cứ 4 người lớn thì có 1 người bị bệnh cao huyết áp. Thế nhưng hiểu biết của số đông người dân về bệnh lý này là gần như không có, đặc biệt là ở nhóm người dân nông thôn. Rất nhiều người mắc bệnh cao huyết áp nhưng chính bản thân họ lại không biết điều đó. Cụ thể:

  • Có tới 53% người mắc bệnh cao huyết áp nhưng không biết.
  • Có tới 77% người dân thiếu kiến thức hoặc hiểu sai về bệnh tăng huyết áp.

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia cũng như bác sĩ cho biết: bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng và nó chỉ được phát hiện thông qua việc đo huyết áp. Và nếu không được kiểm soát tốt thì người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tăng huyết áp chính là nguyên nhân số 1 gây bệnh đột quỵ. hiện nay.

Nếu không có các triệu chứng của bệnh thì người đó không bị cao huyết áp?

Hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn… được biết đến như là những triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Nếu như một người không có những biểu hiện này thì chứng tỏ người đó không mắc bệnh cao huyết áp.

Đây là suy nghĩ của số đông hiện nay mà không hề biết rằng, bệnh tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì bệnh khó phát hiện sớm vì không có biểu hiện, triệu chứng đặc trưng hay rõ ràng. Nó thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh lý khác.

Chỉ tới khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, khi mà động mạch, tim và các cơ quan khác trong cơ thể  bị tổn hại nặng nề thì mới phát hiện. Nhưng lúc này việc kiểm soát bệnh cũng như chữa trị gặp nhiều khó khăn và người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tử vong.

Khoa học cho thấy uống rượu tốt cho tim nên có thể dùng cách này để cải thiện bệnh tăng huyết áp?

uong-ruou-co-tot-cho-huyet-ap
Uống rượu vừa đủ sẽ có lợi cho tim nhưng lạm dụng có thể gây suy tim, dẫn đến đột quỵ

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng: uống một chút rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ sẽ có lợi cho sức khỏe của hệ tim mạch. Tuy nhiên, nó chỉ đúng khi lượng rượu mà bạn nạp vào cơ thể ở mức vừa phải. Nếu uống quá nhiều rượu thì sẽ phản tác dụng, làm huyết áp tăng cao và dẫn tới suy tim, gây rối loạn nhịp tim và đột quỵ.

Lượng rượu lý tưởng nên uống mỗi ngày cho nam giới là dưới 2 ly và cho nữ giới là dưới 1 ly.

Bệnh nhân cao huyết áp có thể dùng chung đơn thuốc của nhau mà không cần đi khám?

Như đã nói ở trên, bệnh tăng huyết áp không có biểu hiện rõ ràng hay tiêu cực nên khiến nhiều người chủ quan. Thậm chí không ít người cho rằng không cần thiết tới việc đi khám bác sĩ, chỉ cần dùng đơn thuốc của người có bệnh cao huyết áp giống mình là được.

Việc tự dùng thuốc và điều trị tại nhà rất nguy hiểm vì mỗi bệnh nhân lại có đặc điểm sức khỏe, chỉ số về thể trạng khác nhau, bệnh lý đi kèm cũng không giống nhau. Trong khi đó, bác sĩ lại dựa trên những yếu tố này để kê đơn.

Vì thế, nếu không cẩn thận thì bạn sẽ gặp tác dụng phụ, phản ứng tiêu cực khi dùng đơn thuốc của người khác. Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho sức khoẻ thì tuyệt đối không tự ý dùng đơn thuốc của người khác. Hãy đi khám để bác sĩ đánh giá và kê đơn cho phù hợp với tình hình bệnh của bạn.

Chỉ cần khám 1 lần lấy đơn thuốc để dùng liên tục mà không cần đi khám lại

Tình trạng huyết áp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, có thể tốt hơn hoặc xấu hơn. Vấn đề là chúng ta khó mà nhận biết được những thay đổi này và để có biện pháp điều trị phù hợp cho từng giai đoạn thì việc thăm khám là rất cần thiết.

Việc dùng mãi một đơn thuốc khiến cho bệnh không được điều trị hiệu quả, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Khi huyết áp đã ổn định thì có thể ngưng sử dụng thuốc

khong-ngung-thuoc-mac-du-da-ve-muc-huyet-ap-binh-thuong
Người bệnh cao huyết áp cần uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Muốn việc điều trị cao huyết áp thì nó đòi hỏi cả một quá trình liên tục và lâu dài. Theo đó, người bệnh bắt buộc phải tuân thủ chế độ điều trị thích hợp để giảm được các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng lại bị người bệnh xem nhẹ. Thực tế nhiều bệnh nhân cảm thấy sức khoẻ ổn định, quá trình sinh hoạt bình thường  thì lơ là việc uống thuốc, thậm chí là tự ý ngưng thuốc. Khi thấy các dấu hiệu của bệnh quay lại thì họ mới tiếp tục uống thuốc. Cách điều trị bệnh này không có tác dụng làm giảm các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Và việc này hoàn toàn không có tác dụng trị bệnh.

Bên cạnh việc uống thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê thì người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục hàng ngày để kiểm soát huyết áp. Và điều vô cùng quan trọng là người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ đánh giá tình hình sức khoẻ và thay đổi thuốc cho phù hợp nếu cần.

Trên đây là một số hiểu lầm nguy hiểm thường gặp về cao huyết áp cần phải thay đổi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh này. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận hoặc gọi cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí hoàn toàn cước gọi và tư vấn để được chuyên gia giải đáp mọi câu hỏi nhé.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline