Tăng huyết áp được biết đến là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm. bệnh thường tiến triển một cách thầm lặng không có triệu chứng đặc trưng, người bệnh chỉ biết khi đi khám sức khỏe ở các cơ sở y tế hoặc gặp các biến chứng do căn bệnh này gây nên. Đáng báo động khi tại Việt Nam có hơn 40% số người trưởng thành bị mắc căn bệnh này.
Mục lục
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành các động mạch trong quá trình bơm máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg, chỉ số huyết áp được ghi lại trên các thiết bị đo là chỉ số huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương.
Tăng huyết áp là gì?
Khi áp lực máu lên các thành mạch cao hơn bình thường khi đó cơ thể bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng khi tiến triển một cách âm thầm không có triệu chứng nào gây tổn hại lên các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến cơ thể gặp phải những biến chứng trầm trọng thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong.
Việc nhận định một người có huyết áp bình thường hay bị mắc bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương đo được. Theo tổ chức y tế thế giới WHO khi chỉ số này của huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì bạn đã bị cao huyết áp. Nếu chỉ số này thấp hơn 120/80 mmHg thì huyết áp của bạn ở mức bình thường. Nếu chỉ số này giao động trong khoảng 120/80 mmHg hoặc cao hơn nhưng dưới mức 140/90 mmHg thì được gọi là tiền huyết áp.
Phân biệt tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát
Tăng huyết áp nguyên phát
Đây là loại phổ biến chiếm tới 95% các trường hợp bị cao huyết áp và các trường hợp này có biến chứng dần theo thời gian.
Tăng huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân cụ thể, chính vì vậy nó còn được gọi là tăng huyết áp vô căn.
Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát không xác định được nguyên nhân rõ ràng, chính vì vậy nghiên cứu chỉ cho thấy có sự liên kết giữa tăng huyết áp với một số yếu tố nguy cơ gồm:
- Người lớn tuổi: Người lớn tuổi độ đàn hồi của các mạch máu giảm đi khiến tăng huyết áp.
- Giới tính: Các số liệu công bố thì so với nam giới cùng nhóm tuổi thì phụ nữ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với nam giới.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình đã có người bị cao huyết áp thì nguy cơ bị cũng cao hơn hẳn các đối tượng khác.
- Đối tượng bị béo phì, đái tháo đường: Thói quen ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng khiến cho số người béo phì và đái tháo đường tăng lên. Đây chính là hai nhân tố làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp.
- Muối: Nếu cơ thể tiêu thụ thụ quá nhiều muối, bạn sẽ dễ bị tăng huyết áp bởi muối làm tăng khả năng giữ nước.
Tăng huyết áp thứ phát?
Khác với tăng huyết áp nguyên phát, tỉ lệ người mắc tăng huyết áp thứ phát chỉ có khoảng 5-10% trong các trường hợp bị cao huyết áp. Đây là tình trạng tăng huyết áp mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nên tăng huyết áp.
Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Khác với tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát luôn xác định được rõ nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp thứ phát như:
- Do rối loạn hóc môn ở tuyến thượng thận
- Do bệnh lý như suy thận, u thận hay tắc mạch vùng thận.
- Do một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân….
- Do chứng rối loạn hô hấp khi ngủ.
- Thai phụ mang thai lần đầu và biến chứng như bệnh tiền sản giật.
- Do khiếm khuyết bẩm sinh như bệnh hẹp eo động mạch chủ.
Việc xác định được sớm nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn.
Xem thêm: Mách bạn: 4 mẹo hay giúp hạ và ổn định huyết áp ngay tại nhà
Cách kiểm soát huyết áp ổn định
Cách kiểm soát huyết áp ổn định chính là hãy hạn chế tối đã các nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Cụ thể, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Thường xuyên tiến hành đo huyết áp để có thể theo dõi và có các biện pháp tác động giúp đưa huyết áp về mức ổn định.
- Điều chỉnh liều thuốc hạ áp một cách thích hợp. Việc điều chỉnh này cần có sự kiểm tra và chỉ định của bác sĩ không tự ý điều chỉnh.
- Có lối sống lành mạnh: hạn chế ăn muối, đường, chất béo. Nên tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá kể cả hút thuốc lá thụ động. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước hàng ngày.
- Ngoài ra nên kiểm soát tốt các bệnh lý khác của cơ thể.
Trên đây là cách phân biệt tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát, nguyên nhân gây ra căn bệnh này cũng như biết được một số cách kiểm soát huyết áp đưa về mức bình thường. Nếu còn thắc mắc xoay quanh vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.