Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của chứng cao huyết áp, bệnh nhân bị đột quỵ thường bị tàn tật, thậm chí là tử vong. Nếu trước kia người cao tuổi là đối tượng hay bị tăng huyết áp nhất thì ngày nay độ tuổi này đang dần trẻ hoá. Việc nắm rõ cơ chế và mối quan hệ giữa tăng huyết áp và đột quỵ sẽ góp phần phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Mục lục
Cao huyết áp (Tăng huyết áp) và Đột quỵ phổ biến như thế nào?
Đột quỵ có thể diễn ra với nhiều cấp độ nghiêm trọng khác nhau nhưng nó nguy hiểm và được xếp vào một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 1/20 trong số gần 130.000 ca tử vong tại quốc gia này do đột quỵ.
Cụ thể, cứ khoảng 40 giây sẽ có 1 người tại Hoa Kỳ bị đột quỵ và cứ 4 phút sẽ có một người trong số đo bị tử vong mà nguyên nhân do đột quỵ.
Tăng huyết áp và Đột quỵ có liên quan gì với nhau?
Tăng huyết áp gây ra khoảng 50% đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.
Điều đáng nói là nếu bệnh nhân từng bị đột quỵ trước đó thì cũng có khả năng cao bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp gây nên sự thay đổi thế nào trong cấu trúc của mạch máu não?
Cấu trúc của mạch máu não luôn bị thay đổi nếu huyết áp tăng cao. Cụ thể, khi huyết áp cao sẽ làm cho các mảng xơ vữa phát triển mạnh, nguy cơ gây tổn thương và tắc động mạch máu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị tăng huyết áp còn đối mặt với tình trạng các động mạch xuyên sâu và các tiểu động mạch bị nhiễm mỡ, quá trình cung cấp máu cho chất trắng không ổn định nên sẽ gặp phải trường hợp vi nhồi máu chất trắng hoặc xuất huyết não.
Nghiêm trọng hơn chính là huyết áp tăng cao gây phù đại cơ trong hệ thống động mạch, lòng mạch bị thu hẹp, xơ cứng mạch máu, áp lực mạch bị đẩy lên cao và dẫn tới đột quỵ.
Tăng huyết áp làm thay đổi lưu lượng máu não thế nào?
Chất trắng sẽ bị tổn thương nếu như lưu lượng máu não giảm và vùng não phải bị áp lực máu cao quá mức trong thời gian dài. Tăng huyết áp còn gây rối loạn chức năng nội mô, cơ thể sản xuất quá nhiều NO làm cho não bị phù.
Tăng huyết áp tác động căng thẳng oxy hóa trên mạch máu não thế nào?
Tăng huyết áp gây nên hiện tượng căng thẳng oxy hóa tại hệ thống mạch máu và là nguyên nhân gây đột quỵ.
Tăng huyết áp gây nên phản ứng viêm tại mạch máu não
Những thay đổi trong mạch máu, phá hủy tính toàn vẹn của thành mạch là do quá trình bị viêm. Và nó chính là cơ chế liên quan tới nhiều bệnh lý về mạch máu như: xơ vữa động mạch, phình động mạch não.
Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu: có thể dự đoán nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ nguyên phát bằng các dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm.
Không chỉ vậy, quá trình viêm cũng được nhận định là nguy cơ đối với đột quỵ. Bệnh nhân bị cao huyết áp có khả năng bị viêm và đối mặt với các biến chứng đột quỵ.
Ngoài ra, các phản ứng viêm trong mạch máu não cũng sẽ bị kích thích bởi tình trạng stress oxy hóa tăng cao. Đồng thời, nếu bị phản ứng viêm thì cơ thể cũng sẽ khó mà tránh những căng thẳng oxy hóa. Đây chính là vòng luẩn quẩn, lặp lại nhiều lần và nếu không được điều trị kịp thời, đúng đắn thì dễ gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.
Tăng huyết áp gây rối loạn chức năng điều hòa của động mạch
Một trong những phản xạ sinh lý quan trọng nhất là chức năng điều hòa của động mạch để kiểm soát sự điều hòa huyết áp hệ thống. Nhờ đó, mà cơ chế này đóng vai trò vô cùng quan trọng với nhiều loại bệnh lý tim mạch khác nhau.
Có thể hiểu đơn giản rằng: thành mạch dễ bị xơ cứng, xơ vữa và trở nên ít nhạy cảm hơn với bất kỳ thay đổi của huyết áp nếu như nếu như chức năng điều hòa của động mạch suy giảm.
Xem thêm: Giải đáp: Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh giúp phòng ngừa đột quỵ ghé thăm
Đột quỵ có những loại nào?
Đột quỵ do tắc nghẽn
Các tế bào não sẽ bắt đầu chết trong vòng vài phút nếu như không được cung cấp oxy. Và điều đáng nói là có tới 9/10 trường hợp bị đột quỵ mà nguyên nhân là do cục máu đông chặn dòng chảy của máu lên não khiến oxy bị giảm đi đáng kể.
Bệnh lý cao huyết áp cũng khiến người bệnh đối mặt với tình trạng rung nhĩ – đây là trường hợp máu bị ứ lại ở tim, gây rối loạn nhịp tim và hình thành cục máu đông. Nguy hiểm hơn là rung nhĩ khiến cho nguy cơ bị đột quỵ tăng lên gấp 5 lần.
Đột quỵ do xuất huyết
So với đột quỵ do cục máu đông thì đột quỵ do xuất huyết để lại hậu quả nặng nề và tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn. Nếu bệnh nhân bị xuất huyết do tăng huyết áp thì các động mạch dễ bị vỡ/rách và nghiêm trọng nhất là gây tử vong.
Trong trường hợp cục máu đông do tăng huyết áp tự bong hoặc tan ra thì sẽ gây nên tình trạng cơn thoáng thiếu máu não. Với tình huống này thì người bệnh sẽ tự phục hồi hoàn toàn nhưng đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho cơn đột quỵ toàn phát nguy hiểm, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Kiểm soát huyết áp – Cách giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả nhất
Tăng huyết áp chính là nguyên nhân gây đột quỵ, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm tỷ lệ bị đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp. Theo số liệu thống kế trên 100.000 người thì tỷ lệ đột quỵ/năm là:
- Người bị tăng huyết áp được kiểm soát: 0,289%
- Người tăng huyết áp được điều trị (HA 140/90mmHg): 0,705%
- Có tới 45% bệnh nhân đột quỵ là do nguyên nhân không kiểm soát được huyết áp.
- Có tới 363/ 100.000 người bị đột quỵ (mỗi năm) do không kiểm soát được huyết áp.
Từ đây có thể thấy được rằng, việc theo dõi và chủ động kiểm soát huyết áp chính là biện pháp giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Các chỉ số huyết áp và những cơn đột quỵ có sự liên quan mật thiết với nhau. Chính vì thế, nên theo lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý để kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định, phòng ngừa biến chứng đột quỵ cho bệnh nhân.