Nhịp tim và huyết áp là 2 chỉ số quan trọng giúp đánh giá được sức khỏe tim mạch của bạn, vì vậy đây là 2 chỉ số được đo cùng lúc khi đi khám. Đôi khi 2 chỉ số này sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm khiến bạn băn khoăn chúng có mối quan hệ với nhau hay không? liệu tăng nhịp tim có làm tăng huyết áp không? Mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết này nhé.
Mục lục
Sự khác nhau giữa huyết áp và nhịp tim
Huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số hoàn toàn riêng biệt nhưng đều liên quan đến sức khỏe tim mạch của bạn. Trước khi đi tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chỉ số này thì hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa huyết áp và nhịp tim nhé.
Huyết áp và nhịp tim có một mối quan hệ nhưng chúng không giống nhau. Huyết áp chính là chỉ số áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu đi tới các cơ quan. Các mạch máu như các ống dẫn có thể điều chỉnh linh hoạt co vào hoặc giãn ra để kiểm soát huyết áp. Trong khi đó nhịp tim lại là số lần tim của bạn đập trong vòng một phút, nhịp tim sẽ được hệ thống điện tim điều khiển.
Mỗi lần tim đập nó sẽ co bóp và đẩy máu từ tim đi qua một hệ thống mạng lưới các động mạch của cơ thể đi đến các cơ quan, huyết áp sẽ tăng lên nhẹ và trong thời gian ngắn khi tim đẩy ra nhiều máu hơn giữ cho hệ tuần hoàn liên tục. Còn giữa các nhịp đập, tim sẽ thư giãn và làm giảm áp lực trở lại. Vì vậy chúng ta có thể cảm nhận mỗi nhịp tim như một nhịp đập thay vì cảm thấy một dòng áp liên tục giống như nước chảy qua vòi.
Huyết áp thường được thể hiện qua 2 chỉ số là áp lực máu khi tim đập (huyết áp tâm thu) và áp lực máu khi tim thư giãn (huyết áp tâm trương), chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Trong khi đó chỉ số nhịp tim trung bình được đo ở người trưởng thành là 60 đến 100 nhịp mỗi phút.
Vì vậy có thể nói nhịp tim và huyết áp có mối quan hệ với nhau nhưng đây là 2 chỉ số hoàn toàn riêng biệt không phải lúc nào cũng cùng tăng hoặc cùng giảm. Ngay cả khi 2 chỉ số này cùng tăng hoặc cùng giảm thì cũng không có nghĩa là chúng tăng hoặc giảm cùng tốc độ. Vì vậy, đối với người bị rối loạn nhịp tim thì việc đo nhịp tim giúp chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh vẫn là loại xét nghiệm được ưu tiên. Ngược lại khi một người bị cao huyết áp không thể lấy chỉ số đo nhịp tim để thay thế cho việc đo huyết áp được.
Tăng nhịp tim có làm tăng huyết áp không? Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp
Nhịp tim trong một ngày có thể thay đổi tăng hoặc giảm nhiều lần, vậy việc thay đổi nhịp tim như vậy có ảnh hưởng đến huyết áp hay không? liệu tăng nhịp tim có làm tăng huyết áp không? Ngay sau đây là câu trả lời chính xác nhất cho các câu hỏi liên quan đến sự thay đổi của huyết áp và nhịp tim.
Có một sự thật là không phải lúc nào huyết áp và nhịp tim cũng tăng giảm cùng nhau hay ngay cả việc cùng tăng hoặc cùng giảm thì khổng phải lúc nào cũng tăng giảm đồng bộ mà có thể nhịp tim tăng cao nhưng huyết áp có thể chỉ tăng nhẹ hoặc vẫn ổn định. Bởi khi nhịp tim tăng lên, các mạch máu sẽ giãn nở tốt khiến máu lưu thông tới các cơ quan dễ dàng hơn.
Có thể ví dụ như khi bạn tập thể dục nhịp tim sẽ tăng nhưng huyết áp của bạn thì vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ. Tuy nhiên, với những trường hợp bị căng thẳng, lo lắng tột độ, lối sống kém lành mạnh uống rượu bia thuốc lá… thì sẽ khiến tim đập nhanh để bơm lượng máu lớn lên động mạch, từ đó gây ra áp lực lớn lên thành mạch và khiến cơ thể bị tăng huyết áp lúc này nhịp tim và huyết áp sẽ tăng cùng lúc.
Thường những người bị mắc bệnh cao huyết áp sẽ có xu hướng bị nhịp tim tăng lên do áp lực lên thành mạch máu cao khiến cho quá trình bơm máu đi tới các cơ quan của cơ thể khó khăn hơn nên trong giai đoạn nào đó người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim của mình tăng nhanh hơn so với bình thường. Theo khuyến cáo mới được Đại học Y Dược TPHCM cập nhật năn 2021 thì “ mức nhịp tim tốt nhất cho người bị tăng huyết áp đơn thuần hoặc người bị mắc kèm theo bệnh mạch vành, bệnh thiếu máu cơ tim nên ở mức dưới 70 nhịp/ phút để tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Vậy bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi tăng nhịp tim có làm tăng huyết áp không? đúng không ạ.
Xem thêm: Cách hạ huyết áp nhanh cấp tốc an toàn hiệu quả ngay tại nhà
Nhịp tim ảnh hưởng thế nào đến huyết áp và sức khỏe?
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi nhịp tim tăng sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp đặc biệt đối với những người đã bị cao huyết áp thì khi nhịp tim tăng còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
Nhịp tim và huyết áp có mối quan hệ và là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc nhịp tim tăng không phải là một yếu tố cần cân nhắc trong việc các bác sĩ lựa chọn loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp. Hiện nay, chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thuốc ổn định nhịp tim có thể hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp cả. Việc sử dụng thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là các loại thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim, có thể không làm giảm huyết áp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn bao gồm:
- Cân nặng: Việc bạn bị thừa cân béo phì sẽ khiến bạn lười vận động, tim phải bơm máu nhiều hơn gây áp lực lên các thành mạch khiến cả tim và mạch máu đều phải làm việc quá tải. Vì vậy thừa cân béo phì là một yếu tố ảnh hưởng và góp phần làm tăng huyết áp.
- Chế độ ăn uống: Việc ăn quá nhiều muối bà quá ít sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng ảnh hưởng đến thận từ đó gây nguy cơ cao bị cao huyết áp.
- Mức độ hoạt động thể chất: Việc ít hoạt động thể chất sẽ khiến cho cơ thể yếu đi, các thành động mạch không được săn chắc tăng đàn hồi vì vậy sẽ khiến bạn phải đối mặt với bệnh tăng huyết áp.
- Lối sống: Việc thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, cafe, thường xuyên thức khuya để cơ thể ở trạng thái căng thẳng cũng ảnh hưởng đến các mạch máu và tim gây tăng huyết áp.
- Do thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ làm tăng hoặc giảm huyết áp.
- Các bệnh mãn tính: một số bệnh mãn tính như bệnh tim, thận, tiểu đường… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp của bạn.
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc huyết áp (có thể là tăng hoặc giảm) khi số tuổi của bạn tăng lên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp cũng thể hiện ở chỗ một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp cũng sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:
- Tuổi tác: Nhịp tim trung bình có thể thay đổi theo từng độ tuổi.
- Mức độ hoạt động thể chất: Bạn càng hoạt động nhiều, hoạt động mạnh thì nhịp tim của bạn càng tăng.
- Hút thuốc: Các hóa chất có trong thuốc lá cũng có thể khiến đồng thời nhịp tim và huyết áp tăng cao.
- Các bệnh mãn tính: Một số bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, cholesterol cao đều có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
- Cân nặng: Cũng như huyết áp thì cân nặng cũng ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Việc bạn bị thừa cân béo phì khiến tim phải tăng cường hoạt động làm việc nhiều để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Thuốc: Cụ thể là một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim làm giảm hoặc tăng nhịp tim. Điển hình như thuốc tuyến giáp hoặc thuốc chẹn beta.
- Nhiệt độ môi trường: Cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Nhịp tim sẽ thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Thường những ngày nắng nóng tim của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn vì phải bơm máu nhanh hơn.
- Cảm xúc: Khi lo lắng, hoảng sợ hoặc phấn khích quá độ đều có thể khiến nhịp tim tăng lên.
- Vị trí cơ thể: Nhịp tim còn có thể thay đổi khi bạn ngồi xuống, nằm xuống hoặc đứng lên.
Kiểm tra huyết áp và nhịp tim đúng cách
Nhịp tim của bạn có thể thay đổi rất nhiều lần trong ngày. Khi nghỉ ngơi nhịp tim của bạn sẽ ở trạng thái bình thường, ngược lại khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh nhịp tim sẽ tăng lên đáng kể. Để đo nhịp tim đơn giản bạn có thể đo từ mạch cổ tay và đếm thủ công nhịp tim trong một phút.
Quá trình kiểm tra huyết áp chính xác sẽ đòi hỏi vòng đo huyết áp hoặc máy đo huyết áp cá nhân để tiện lợi trong việc đo định kỳ tại nhà. Khi bạn căng thẳng hoặc lo âu quá mức, huyết áp sẽ tăng lên. Chính vì vậy, khi bạn đo chỉ số huyết áp tại phòng khám bao giờ cũng sẽ cao hơn khi ở nhà bạn tự đo vài đơn vị. Bạn có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà và ghi lại nhật ký sau đó mang theo chúng khi đi khám để so sánh với mức huyết áp đo được tại phòng khám. Từ đót, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác liệu bạn có bị bệnh tăng huyết áp hay chỉ bị “hội chứng áo choàng trắng”.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp cũng như đã có câu trả lời cho câu hỏi “tăng nhịp tim có làm tăng huyết áp không”. Kiểm soát tốt nhịp tim và huyết áp chính là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh.
Chúc các bạn sức khỏe.