Nhận biết những triệu chứng tăng huyết áp sớm giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Được ví như là “kẻ giết người thầm lặng”, tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh mạn tính gây ra nhiều biến chứng, có tỷ lệ tử vong cao và nguy hiểm hơn là nó không có triệu chứng rõ ràng, biểu hiện chỉ thoáng qua. Do đó, việc nhận biết được những dấu hiệu của bệnh từ sớm chính là chìa khóa quan trọng giúp người bệnh phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm. Cùng điểm qua triệu chứng tăng huyết áp dù chỉ là những dấu hiệu thoáng quá và khi nào nên tầm soát huyết áp qua bài viết này nhé?

Chỉ số huyết áp bao nhiêu được cho là cao?

Tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục được gọi là huyết áp cao. Lúc này, áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim tăng cao và càng kéo dài thì người bệnh càng có nguy cơ bị tổn thương tim, đột quỵ và nghiêm trọng hơn là các biến chứng nguy hiểm khác nếu như không được chữa trị kịp thời. 

huyet-ap-binh-thuong
Chỉ số huyết áp bình thường theo tuổi và giới tính theo tiêu chuẩn WHO

Các loại cao huyết áp được phân chia như sau:

  • Cao huyết áp tự phát (nhóm này thường không có nguyên nhân gây bệnh).
  • Cao huyết áp thứ phát (nhóm này do các bệnh lý về tim mạch, thận… gây nên).  
  • Cao huyết áp tâm thu. 
  • Cao huyết áp thai kỳ (nguyên nhân do tiền sản giật). 

Tham khảo chỉ số chuẩn về các mức huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) công bố vào năm 2018:

Huyết áp tối ưuChỉ số huyết áp tâm thu ở mức < 120 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức < 80 mmHg.
Huyết áp bình thườngChỉ số huyết áp tâm trương 85-89 mmHg/ huyết áp tâm thu 130-139 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1Chỉ số huyết áp tâm trương 90-99 mmHg/ huyết áp tâm thu 140-159 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2Chỉ số huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg
Tăng huyết áp độ 3Chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg/ huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độcChỉ số huyết áp tâm trương < 90 mmHg – huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg.

Một số triệu chứng tăng huyết áp thường gặp

Như đã nói trước đó, huyết áp có thể tăng lên cao mà không có bất kỳ triệu chứng nào nên người bệnh không biết được mình đang gặp vấn đề. Với một số bệnh nhân nhạy cảm thì có thể cảm nhận mức độ rất nhẹ.

Thường thì chỉ khi bệnh trở nặng, người bị cao huyết áp mới cảm nhận được những triệu chứng của tăng huyết áp. Cụ thể như:

chong-mat
Một trong những dấu hiệu cao huyết áp chính là cảm giác đau đầu, chóng mặt

Triệu chứng tăng huyết áp: Đau đầu dữ dội

Áp lực bên trong cranium tăng cao và gây ra cơn đau đầu dữ dội khi huyết áp bị đẩy lên cao. Những cơn đau đầu này hoàn toàn không giống với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu khác và thường thì nó sẽ không thuyên giảm khi người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau.

Đau ngực một triệu chứng cao huyết áp thường gặp

Đau ngực nhẹ, đánh trống ngực cũng là triệu chứng mà người bị cao huyết áp gặp phải. Nguyên nhân là vì tim phải làm việc nhiều hơn, nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu nên ngực sẽ có cảm giác đau nhẹ.

Nhiều người chủ quan với những tình huống này nhưng đây là triệu chứng cho thấy bệnh ở mức độ nghiêm trọng, nên được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi.

Triệu chứng tăng huyết áp gây tổn thương ở mắt

Bệnh huyết áp cao mãn tính có nguy cơ cao gây gây tổn thương các mạch máu nhỏ với vai trò mang máu tới mắt và gây tổn thương ở võng mạc nghiêm trọng. Điều đáng nói là hầu hết các bệnh lý võng mạc không được điều trị sớm thì đều gây biến chứng xấu, nguy hiểm nhất là người bệnh có thể  bị mất thị lực hoàn toàn.

Chóng mặt: triệu chứng cao huyết áp

Chóng mặt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do chúng ta vận động mạnh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng của chứng cao huyết áp.

Nếu như bạn bị chóng mặt đột ngột, đi kèm đó là cơ thể mất thăng bằng, gặp khó khăn khi đi lại thì đây là cảnh báo đột quỵ, đe dọa tới thần kinh và đặc biệt là tính mạng.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp: Đỏ mặt

cach-cap-cuu-cao-huyet-ap-tai-nha

 

Đỏ mặt là hiện tượng xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra, nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

  • Phơi nắng
  • Thời tiết lạnh
  • Ăn thức ăn cay, đồ uống nóng
  • Vận động mạnh

Tất cả những tác động kể trên đều có thể làm huyết áp của bạn tăng lên. Vì thế, nếu bị đỏ mặt và bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lý tăng huyết áp thì tuyệt đối không nên chủ quan.

Một số triệu chứng khác của bệnh lý cao huyết áp

  • Ù tai
  • Thở nông
  • Chảy máu mũi
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Mắt nhìn mờ
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Tiểu máu
  • Mất ngủ

Xem thêm: Dấu hiệu tăng huyết áp điển hình và cách phòng ngừa biến chứng gây tai biến mạch máu não

Những ai có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp?

  • Tuổi tác: Càng nhiều tuổi thì bạn càng có nguy cơ bị tăng huyết áp, đặc biệt là nhóm đối tượng từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người thân bị cao huyết áp thì nguy cơ bạn gặp phải bệnh lý này cũng vì thế mà cao hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Thực tế thì bạn càng nhiều cân thì lại càng cần lượng máu nhiều hơn để đẩy oxy và chất dinh dưỡng tới khắp các mô trên cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với thể tích máu đi qua các mạch máu tăng, áp lực tạo nên thành động mạch tăng và khiến huyết áp tăng cao.
  • Người ít vận động thường xuyên: Nhịp tim ở những người này có xu hướng cao hơn, mỗi cơn cơ thắt tim lại cần lực tác động lên động mạch lớn hơn khi bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này tức là huyết áp cũng vì thế mà cao hơn.
  • Hút thuốc lá: Đây là thói quen mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe, trong đó có nguy cơ làm tăng huyết áp. Cho dù bạn hút thuốc lá thụ động thì cũng khó mà tránh khỏi ảnh hưởng.
  • Ăn nhiều muối: Chế độ ăn quá mặn khiến cơ thể giữ nước và làm cho huyết áp tăng cao.
  • Chế độ ăn hàng ngày thiếu Kali:  Kali là chất có vai trò giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bạn. Do đó, nếu lượng Kali mà bạn nạp vào quá ít thì sẽ không đủ để đẩy bớt lượng Natri ra ngoài. Một khi cơ thể quá nhiều Natri trong máu thì nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
  • Uống nhiều bia, rượu: Rượu bia không tốt cho hệ tim mạch, nó tiềm ẩn nguy cơ cao bị tăng tăng huyết áp và một số bệnh lý về tim.
  • Stress: Những người chịu nhiều căng thẳng và áp lực, hay lo âu, buồn bã có nguy cơ cao bị mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Mắc các bệnh mạn tính: Nếu bạn đang mắc một số bệnh sau đây thì sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp: bệnh thận, hội chứng Cushing, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ…

Từ đây có thể thấy được rằng, huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm, nó âm thầm diễn biến và khi phát hiện thì đã ở mức nghiêm trọng. Do đó, sớm nhận biết những triệu chứng tăng huyết áp của bệnh để kịp thời điều trị, ổn định chỉ số huyết áp chính là cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Cho dù bạn có sức khoẻ ổn định thì cũng nên đi khám sức khỏe theo định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường, đặc biệt là triệu chứng cao huyết áp. Nếu bạn đang điều trị bệnh tăng huyết áp thì nên tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ để  kiểm soát hiệu quả chỉ số huyết áp, tránh các biến chứng nguy hiểm.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline