3 loại rau xanh cực tốt cho người cao huyết áp

Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin và các chất khoáng cần thiết giúp bảo vệ tim mạch. Việc sử dụng 3 loại rau xanh dưới đây không chỉ có tác dụng hạ huyết áp mà còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, lợi tiểu và giảm phù thũng rất tốt cho cơ thể.

3 loại rau xanh cực tốt cho người cao huyết áp

Cần tây

Cần tây là một thực phẩm vô cùng quen thuộc. Ngoài những món ăn ngon được chế biến từ cần tây, cần tây còn có những tác dụng tuyệt vời đối với người bị cao huyết áp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cần tây có rất nhiều vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt trong cần tây có chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng làm giãn động mạch, nhờ đó giúp lợi tiểu và làm giảm tình trạng cao huyết áp. Nghiên cứu của Mỹ đăng trên tờ New York Times cho thấy: những người ăn cần tây mỗi ngày làm giảm huyết áp của họ từ 12 – 14% so với những người không ăn cần tây.

Cần tây có tác dụng rất tốt với bệnh cao huyết áp, tuy nhiên những lợi ích này chỉ được tận dụng khi cần tây được dùng đúng cách. Trước hết, với mục đích sử dụng làm hạ và ổn định huyết áp, người bệnh chỉ nên dùng mỗi ngày một cây cần tây tươi (tương đương 50-60g cần tây/ngày), giã nát hòa với nước để uống hoặc xay sinh tố, ép lấy nước uống.  

Lưu ý, nếu sử dụng cần tây với trọng lượng lớn hơn 50-60g/ngày (áp dụng trong một đợt điều trị) thì chỉ nên duy trì trong khoảng 15 đến 20 ngày, không nên sử dụng quá nhiều và dài ngày vì tác dụng lợi tiểu, đào thải kali và có thể gây mất nước cho cơ thể.

Rau cần tây giúp hạ huyết áp Phòng khám Đông y Phúc Thành

Cần tây có thể sử dụng đa dạng từ ăn sống đến kết hợp trong các món xào, kho hoặc làm sinh tố… Tuy nhiên, loại rau này không nên ăn vào buổi tối vì có thể làm tăng số lần đi tiểu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt lưu ý, rau cần tây rất tốt cho người cao huyết áp nhưng những người bị huyết áp thấp thì không nên dùng cần tây. 

Xem thêm: Phụ nữ bị cao huyết áp có mang thai được không?

Rau Rút (hay còn gọi là rau Nhút)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong các loại rau giúp hạ huyết áp thì đầu tiên phải kể đến là rau rút. Rau rút thường mọc dưới nước, quanh thân có mảng xốp màu trắng giúp rau nổi trên mặt nước. Thành phần của rau rút chiếm 90% là nước, lượng calo, chất đạm, protein, chất xơ, canxi, phốt pho… đều cao hơn các loại rau thông thường khác (trong đó có rau muống). 

7 tác dụng của rau rút và một số lưu ý cần biết về sức khỏe

Y học đã chứng minh chất polysacarit trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp nên thường xuyên ăn rau rút, có thể chế biến thành món luộc hay nấu canh với cua hoặc sườn lợn và khoai sọ để ăn thay đổi khẩu vị hàng ngày. 

Tuy nhiên, rau rút phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn tái sống. Giống như rau cần ta, nhiều người thích ăn rau rút tái sống cho giòn thơm nhưng ăn cách này rất dễ nhiễm bệnh đường tiêu hóa. Bởi rau mọc dưới nước, ở các hồ ao, ruộng nước nên rau dễ bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, rau rút còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá gan, sán lá ruột. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bên cạnh việc sơ chế nhặt rau cẩn thận, công đoạn rửa và luộc rau rút cũng rất quan trọng. 

Cà tím

Cà tím cũng là một trong các loại rau củ được xếp vào nhóm thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp. Trong thành phần của cà tím chiếm 92% là nước. Mỗi 100g cà tím chứa 2,3g protein, 0,1g chất béo, 3,1g carbohydrate, 22 mg canxi, 31 mg phốt pho, 0,4 mg sắt, 0,04 mg caroten, 0,03 mg thiamin, 0,04 mg riboflavin, 0,5 mg nicotinic acid, 3 mg ascorbic acid và nhiều chất dinh dưỡng khác. 

Cà tím là gì? Giá cà tím bao nhiêu? Các loại và cách sơ chế cà tím

Đặc biệt, cà tím là loại rau có lượng vitamin P kỉ lục, mỗi 1000g cà tím có chứa 7200 mg vitamin P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu, giảm bớt Cholesterol. Lượng vitamin P trong cà tím có thể giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Tuy nhiên, để tận dụng công dụng của cà tím, người bệnh cao huyết áp cần phải lưu ý: nên nấu cà tím cùng với thịt (do có tính lạnh), khi ăn không nên bỏ vỏ (do hàm lượng vitamin B và C trong vỏ rất cao). 

Cà tím có thể nấu thành rất nhiều món ăn khác nhau như: cà tím xào thịt băm, cà tím nấu canh chuối đậu, cà tím nhồi thịt, cà tím xào tỏi, sốt tôm thịt… Trước khi nấu nên sơ chế cà tím để tránh bị ngái, chát, gây khó ăn. Cách làm đơn giản là rửa sạch cà tím, giữ nguyên vỏ, cắt khúc và ngâm với nước muối.  

Ngoài 3 loại rau quả nói trên, người cao huyết áp cũng nên ăn thêm các loại rau có tác dụng tốt với bệnh huyết áp cao khác như: rau diếp, cải cúc, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây, cà chua… 

Giải pháp toàn diện giúp hạ và ổn định huyết áp lâu dài

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với người cao huyết áp. Ở độ tuổi trung niên và cao niên, việc sử dụng rau củ quả hàng ngày càng quan trọng, không chỉ giúp bộ máy tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn mà còn có tác dụng tốt với bệnh huyết áp.

Tuy nhiên, muốn hạ và ổn định huyết áp ở ngưỡng an toàn, bên cạnh chế độ ăn, người bệnh vẫn phải tuyệt đối tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tốt nhất nên kết hợp Đông và Tây y trong quá trình điều trị.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán