Kali có giúp cân bằng huyết áp?

Kali là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể ngoài vai trò là chất điện giải thì nó còn góp phần ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Vậy kali có giúp cân bằng huyết áp không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều khi mọi người biết tác dụng của kali đối với tim mạch. Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé.

Mối liên quan giữa kali và huyết áp

Kali được biết đến là một trong những chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể, kali  đóng vai trò là chất điện giải và có thể giúp cơ thể cân bằng huyết áp. Việc thường xuyên duy trì chế độ ăn nhằm cân bằng lượng natri – kali sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là cách hạ huyết áp bằng dân gian giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh lý về huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Có thể nói, kali và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Theo các chuyên gia việc bổ sung quá nhiều hoặc quá ít kali cho cơ thể đều không tốt cho sức khỏe của bản thân trong đó có huyết áp. Cụ thể:

  • Chế độ ăn đầy đủ kali: kali có tác dụng làm giảm lượng natri trong cơ thể thông qua đường nước tiểu giúp kiểm soát và hạ huyết áp cao. Bên cạnh đó, kali còn có tác dụng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu nhờ vậy huyết áp sẽ được cân bằng. chính vì vậy khi cơ thể thiếu kali tăng huyết áp sẽ hiện. Đồng thời cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ, bị chuột rút, đau bụng, nhịp tim không ổn định…
  • Chế độ ăn quá nhiều kali: kali tốt cho cơ thể đặc biệt là giúp các bệnh nhân cao huyết áp giảm huyết áp hiệu quả nhưng không vì vậy mà chúng ta bổ sung quá đà dẫn đến dư thừa lượng kali trong cơ thể. Bởi nếu bạn bổ sung quá nhiều kali sẽ dẫn đến tăng kali máu không có lợi cho cơ thể đặc biệt là các bệnh nhân bị rối loạn thận. Khi cơ thể bị dư thừa kali các dấu hiệu thường không rõ ràng nên khó nhận biết. Một số người bệnh sẽ cảm thấy một số dấu hiệu khi thừa kali như đau bụng, mạch đập yếu hoặc không đều, mạch đập thấp thậm trí có thể khiến cơ thể choáng và ngất xỉu.
dieu-tri-tang-huyet-ap-giam-luong-muoi-natri-va-tang-bo-sung-kali
Điều trị cao huyết áp hiệu quả nhờ cân bằng giảm natri và tăn kali cho cơ thể

Chế độ ăn giàu kali giúp cân bằng huyết áp

Kali rất tốt cho cơ thể và lượng kali được khuyến cáo phù hợp với một người trưởng thành là khoảng 4700mg/ngày. Với lượng kali này các bạn có thể bổ sung qua một số thực phẩm chứa nhiều kali như:

  • Dưa đỏ
  • Các loại sữa ít béo hoặc không béo
  • Cá chim
  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Đậu hà lan
  • Mật đường
  • Trái cây họ nhà cam
  • Các loại nấm
  • Quả việt quất
  • Khoai tây
  • Cà chua
  • Việt quất
  • Các loại quả ít ngọt

Ngoài những thực phẩm giàu kali vừa kể trên bạn cũng cần giảm thiểu các thực phẩm không lành mạnh trong thực đơn hàng ngày như: không ăn quá nhiều muốn, không ăn đồ quá ngọt… là nguyên nhân mắc các bệnh về xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và gây ra các biến chứng của cao huyết áp.

kali-va-huyet-ap
Kali và huyết áp có liên quan giúp cân bằng huyết áp

Xem thêm: Bị cao huyết áp có dùng sâm được không?

Các biện pháp khác giúp cân bằng huyết áp

Huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống giàu kali thì bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh. Việc duy trì lối sống này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục giúp cân bằng huyết áp trong cơ thể. Dưới đây là một số biện pháp khác giúp cân bằng huyết áp hiệu quả từ những thay đổi nhỏ:

Tập thở

Rất nhiều người ngạc nhiên với biện pháp này bởi nghĩ thở là một hành động tự nhiên và hoàn toàn dễ dàng vậy tại sao lại phải tập thở nhưng nó lại hoàn toàn đúng. Theo các chuyên gia, việc thở đúng cách sẽ giúp điều hòa việc co giãn mạch, nhịp tim cũng được cải thiện. Nhờ vậy, huyết áp của bạn sẽ được cân bằng hơn. Bệnh nhân huyết áp nên hít thở chậm và tự kiểm soát được nhịp thở.

Tránh căng thẳng và có thời gian thư giãn

Căng thẳng khiến cơ thể cũng như các cơ quan bị áp lực gây nên nhiều bệnh trong đó có bệnh cao huyết áp. Do đó, bạn cần phải học cách kiểm soát tốt trạng thái tinh thần của mình, tránh làm việc stress quá mức, hãy dành cho bản thân nhiều thời gian thư giãn hơn giúp cơ thể trở lại được trạng thái cân bằng giảm huyết áp hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên

Đây là biện pháp đơn giản nhưng áp dụng trong hầu hết các biện pháp giúp khắc phục bệnh lý của bạn. Việc tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng quát, tăng cường sức đề kháng. Duy trì thói quen đi bộ thường xuyên sẽ giúp cho thành mạch bền bỉ, máu huyết lưu thông, bơm máu đi khắp cơ thể, giảm được áp lực lên động mạch.

Duy trì cân nặng bình thường

Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh cao huyết áp. Do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cao huyết áp phải giảm cân.

Hạn chế hoặc cắt bỏ hoàn toàn cafe và đồ uống có cồn

cam-bia-ruou

Cafe hoà tan được nhiều người sử dụng nhờ tính tiện lợi. Tuy nhiên trong cafe có rất nhiều thành phần đường không tốt. Khi bạn uống nhiều cafe không chỉ gây kích thích thần kinh mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe. Đồ uống có cồn cũng có những tác dụng phụ tương tự như vậy.

Như vậy, kali làm giảm huyết áp là hoàn toàn đúng sự thật. Do đó, trong chế độ ăn uống bạn nên bổ sung cân bằng lượng kali với nhóm dưỡng chất khác để giúp cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo huyết áp được ổn định.

Trên đây là những thông tin giúp các bạn trả lời câu hỏi “kali có giúp cân bằng huyết áp không?” nếu còn bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này hãy gọi điện cho chúng tôi qua đường dây nóng 18006316 miễn phí cước gọi hoặc để lại bình luận ở phía cuối bài các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để tư vấn cho bạn.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Hotline Hotline
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline