Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?

Cao huyết áp là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Và đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người thắc mắc liệu thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?

Tìm hiểu về tình trạng cao huyết áp thai kỳ

Bị cao huyết áp khi mang thai là tình trạng phổ biến, nó có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Do đó, cần nắm rõ những thông tin cơ bản của trường hợp này để hạn chế tối đa các tác hại của nó.

huyet-ap-cao-co-sinh-thuong-duoc-khong
Nhiều mẹ bầu bị gặp tình trạng cao huyết áp khi mang thai

Vậy cao huyết áp thai kỳ là gì?

Cơ thể người mẹ thường tăng sinh nhịp tim và tim co bóp nhiều hơn để đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi. Lúc này lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thai cũng như đến các cơ quan như: vú và tử cung sẽ tăng lên nhiều lần. Đây cũng chính là lý do khiến cho áp lực tác động lên thành mạch tăng cao và làm huyết áp của bà bầu tăng nhẹ.

Tăng huyết áp thai kỳ được xác định là khi chỉ số huyết áp đo được của tâm thu và tâm trương lớn hơn hoặc bằng mức 140/90mmHg. Theo nhiều số liệu thống kê thì có khoảng 5 – 10% thai phụ gặp tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ. Nó thường xuất hiện khi thai kỳ bước vào tuần thứ 20 và sẽ kết thúc khi em bé được sinh ra sau 6 tuần.

Nguyên nhân gây cao huyết áp thai kỳ là gì?

Có thể liệt kê một số nguyên nhân gây nên tình trạng cao huyết áp thai kỳ bao gồm:

  • Bà bầu bị cao huyết áp mạn tính.
  • Chế độ ăn của thai phụ chứa quá nhiều muối.
  • Thai phụ có thói quen ít vận động.
  • Cơ thể béo phì thường thấy ở bà bầu làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi mới mang thai sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ.
  • Thiếu máu thai kỳ kéo theo tình trạng cao huyết áp.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, bổ sung nhiều loại thực phẩm không có lợi cho hệ tim mạch.
  • Cơ thể thai phụ sản xuất quá nhiều nước ối làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
  • Mang thai đôi hoặc nhiều hơn làm người mẹ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ.
  • Thai phụ mắc các bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch,… sẽ đối mặt với nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ.

Triệu chứng khi bị cao huyết áp thai kỳ là gì?

Bà bầu có thể nhận biết mình bị cao huyết áp thai kỳ hay không bằng cách theo dõi tình hình sức khoẻ và quan sát các dấu hiệu bất thường. Những bà bầu có nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ thì nên đo huyết áp thường xuyên.

Các triệu chứng của bệnh không giống nhau vì nó còn phụ thuộc vào đặc điểm thể trạng sức khoẻ của từng người. Mặc dù có những trường hợp thai phụ bị cao huyết áp thai kỳ mà không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhưng chúng ta vẫn có thể liệt kê một vài chi tiết nhỏ để nhận định tình trạng cao huyết áp của bà bầu như sau:

  • Bà bầu bị phù nề.
  • Thai phụ gặp tình trạng cân nặng tăng đột ngột.
  • Xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Thai phụ bị đau bụng vùng bên phải.

Vậy nếu nhu thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?

Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các bà bầu. Về vấn đề này, các chuyên gia cũng như bác sĩ cho biết: nếu như thai phụ bị cao huyết áp nhưng có tình trạng sức khoẻ ổn định thì hoàn toàn có thể sinh thường được. 

Còn nếu như chỉ số huyết áp quá cao thì bác sĩ bắt buộc phải áp dụng phương pháp chuyển dạ để bà bầu “vượt cạn” trong sự an toàn.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng: mặc dù có thể sinh thường nhưng bà bầu mắc chứng cao huyết áp thai kỳ sẽ đối mặt với một số nguy cơ nhất định tác động tới thai kỳ. Đây chính là lý do vì sao bà bầu cần phải thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và có điều chỉnh trong việc chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của thai phụ.

bi-cao-huyet-ap-co-sinh-thuong-duoc-khong-3
Phụ nữ mang thai bị huyết áp tăng cao vẫn có thể sinh thường

Xem thêm: Cảnh báo 4 “thủ phạm” khiến huyết áp tăng giảm thất thường

Có thể phòng tránh nguy cơ mắc cao huyết áp thai kỳ bằng cách nào?

Để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu cũng như hạn chế các ảnh hưởng không đáng có đến thai nhi thì việc phòng tránh cao huyết áp thai kỳ là cách tốt nhất. Và sau đây là một số lưu ý mà bà bầu cần biết:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và nghiêm túc thực hiện

Phòng tránh nguy cơ mắc cao huyết áp khi mang thai bằng một chế độ ăn uống khoa học là việc làm khôn ngoan và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cách này cũng sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

  • Bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm dinh dưỡng cho thực đơn hàng ngày bao gồm: Đạm, chất xơ, protein…
  • Hạn chế tối đa lượng muối, đường và mỡ động vật nạp vào cơ thể.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn trong suốt thai kỳ.
  • Duy trì thói quen ăn đúng và đủ bữa để tránh trường hợp bị mệt mỏi, kiệt sức khi bỏ bữa.
che-do-an-cho-phu-nu-co-thai
Để phòng tránh cao huyết áp thì chế độ ăn hợp lý là điều cần thiết

Uống nhiều nước khi mang thai

Uống đủ nước không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp. Vì thế, bà bầu nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày hoặc tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng người.

Ngoài nước lọc thì có thể thay thế bằng các loại nước ép rau củ, sinh tố trái cây…

Tập thể dục nhẹ hàng ngày

Các bài tập nhẹ nhàng, rèn luyện sự dẻo dai không những giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp thai phụ điều hoà khí huyết. Từ đó góp phần giảm nguy cơ bị huyết áp cao thai kỳ. Cần lưu ý là bà bầu chỉ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như; yoga, đi bộ.

Thai phụ cần giữ tâm trạng thoải mái, ổn định

Trạng thái tâm lý là yếu tố ảnh hưởng lớn tới mức độ ổn định của huyết áp. Trong khi đó, mang thai lại khiến cho cơ thể người mẹ thay đổi cả về sức khỏe cũng như tinh thần.

Và lo âu, căng thẳng chính là đặc điểm phổ biến của bà bầu do tác động của hormone. Để phòng ngừa tình trạng cao huyết áp thai kỳ thì bà bầu nên cố gắng giữ cho tâm lý thoải mái. Có thể đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền để bình ổn tâm lý trong thai kỳ, tránh các suy nghĩ tiêu cực.

Qua đây, có thể thấy rằng cao huyết áp là tình trạng khá phổ biến khi phụ nữ mang thai và nó tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động tiêu cực tới cả bà bầu cũng như thai nhi. Do đó, thai phụ nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học. Đặc biệt, cần theo dõi huyết áp tại nhà bằng cách đo huyết áp thường xuyên.

Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh tăng huyết áp ở thai kỳ và câu trả lời cho câu hỏi “bị huyết áp cao có sinh thường được không”. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp hãy gọi cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi và tư vấn để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhé.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán