Tăng huyết áp là căn bệnh không lây nhiễm nhưng lại có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng đối với sức khoẻ và tính mạng của người bệnh với các tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh cao huyết áp? Hãy cùng chúng tôi nhìn qua về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh cao huyết áp ghé thăm nhé.
Mục lục
Bệnh cao huyết áp – “Kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nhau như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, suy thận, biến chứng về mắt và mạch máu, nghiêm trọng nhất là tử vong.
Điều đáng nói là những biến chứng do bệnh gây nên thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, gây tàn phế, khiến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Cụ thể, cứ mỗi năm chúng ta đều phải chi khoản kinh phí hàng ngàn tỷ đồng để điều trị bệnh và phục vụ cho nhóm bệnh nhân bị bị liệt, tàn phế, mất sức lao động mà nguyên nhân là do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…
Bệnh cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh nhân gần như không có biểu hiện hay bất cứ triệu chứng rõ ràng nào. Chỉ khi bệnh vào cấp độ nặng, người bệnh mới xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ bừng, ù tai…
Tuy nhiên, lúc này bệnh đã trở nặng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, huyết áp khó duy trì mức ổn định, bệnh nhân xác định gắn bó với bệnh tới suốt đời.
Xét về nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều yếu tố khác nhau gây nên chứng tăng huyết áp như:
- Tuổi cao
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều rượu bia
- Khẩu phần ăn không hợp lý: ăn quá mặn, nhiều đường tinh luyện, nhiều chất béo
- Thói quen ít hoạt động thể lực
- Thừa cân, béo phì
- Tâm trạng căng thẳng, lo lâu
- Rối loạn mỡ máu
- Đái tháo đường
- Tiền sử trong gia đình từng có người bị tăng huyết áp
…
Tuy nhiên, vẫn còn may mắn là những yếu tố kể trên có thể kiểm soát được nếu chúng ta chủ động phòng tránh.
Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị tăng huyết áp
Như đã nói trước đó, hầu hết người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì rõ rệt và người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.
Tuỳ theo mức độ nặng – nhẹ khác nhau mà những triệu chứng của tăng huyết áp cũng khá phức tạp và khác nhau ở thể trạng của từng bệnh nhân.
Nhìn chung người bệnh thường có những triệu chứng sau đây nếu như bị tăng huyết áp:
- Choáng váng, nhức đầu
- Mất ngủ
- Chóng mặt, ù tai
- Hoa mắt
- Khó thở, đau tức ngực
- Hồi hộp; đỏ mặt
- Buồn nôn.
Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu kể trên, bạn không được chủ quan mà nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân cũng như điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: Cảnh báo 4 nguyên nhân tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra ít ai biết
Đâu là cách phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả nhất?
Cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp chính là thường xuyên chủ động kiểm tra chỉ số huyết áp.
Thông qua các đợt thăm khám sức khỏe hoặc bạn cũng có thể tự đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử cá nhân. Mức huyết áp lý tưởng của người khoẻ mạnh, sức khoẻ không có vấn đề là khoảng 120/80 mmHg.
Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện tại nhà như:
Chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh
Nên ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt là những loại giàu chất xơ. Chú ý tránh thức ăn từ thực phẩm có nhiều cholesterol và axit béo no.
Hạn chế nạp vào cơ thể thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chất ngọt từ đường tinh luyện, đường hoá học.
Nên ăn nhiều đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, pho mát, sữa chua, các loại dầu thực vật, dầu cá, hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân…
Nếu thừa cân hoặc béo phì thì nên giảm cân
Tăng cân và béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu ;àm tăng huyết áp, đặc biệt là ở độ tuổi sau mãn kinh. Do đó, việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 là con số lý tưởng, đồng thời nên giữ cho vòng bụng trong khoảng <80cm với nữ và <90cm với nam.
Cách phòng bệnh tăng huyết áp bằng giảm các chất muối, giàu kali và canxi
Khoa học đã chứng minh, bạn ăn càng ít muối thì huyết áp càng thấp. Do đó, lượng muối lý tưởng mà một người bệnh cao huyết áp nạp vào cơ thể <6g. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý hạn chế dùng muối chấm, nước mắm khi ăn uống.
Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin của các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp vì những sản phẩm này chứa lượng muối rất lớn.
Cách phòng bệnh cao huyết áp nhờ hạn chế uống rượu, bia
Đây là nhóm đồ uống có thể kích thích huyết áp tăng cao, nam giới không nên uống quá 3 cốc bia/ngày, nữ giới không quá 2 cốc/ngày.
Trong khi đó, với rượu thì mỗi ngày nam giới chỉ nên uống nhiều nhất 60ml rượu mạnh, nữ giới không quá 30ml.
Bỏ hút thuốc là một cách phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả
Tập thể dục khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày
Người bệnh nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 đến 45 phút và nên chọn các bài tập có cường độ vừa phải.
Giữ cho tâm lý luôn thoải mái
Việc giữ tâm lý luôn thoải mái tránh lo âu, căng thẳng thần kinh hoặc kích động tâm lý, có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý là cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp dễ dàng thực hiện nhưng lại mang lại hiệu quả cao.
Nói tóm lại, nhóm bệnh nhân cao huyết áp càng được phát hiện sớm thì càng điều trị hiệu quả và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh nếu có và khắc phục từ sớm.
Bên cạnh việc uống thuốc thì nên điều chỉnh lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học để giữ cho chỉ số huyết áp ở mức ổn định.