Tại sao huyết áp không ổn định, tăng giảm thất thường?
Chuyên gia Nguyễn Văn Thông cho biết: Huyết áp là đại lượng không cố định, thay đổi từng giờ và các chỉ có thể thay đổi nếu đo ở các vị trí khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản huyết áp sẽ được điều hòa bởi các yếu tố: Lực co bóp ở tim, thể tích máu trong lòng mạch, độ nhớt của máu, tính đàn hồi của mạch máu.
Qua thực tế điều trị cho bệnh nhân, có 3 nguyên nhân chính khiến huyết áp không ổn định, đó là:
- Do tâm lý: Sự thay đổi huyết áp đột ngột liên quan rất nhiều đến cảm xúc và trạng thái tâm lý như: Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hay những cú sốc tâm lý… khiến tim đập nhanh. Lực co bóp của tim càng mạnh, thể tích máu trong lòng mạch tăng làm tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
Có rất nhiều người lo lắng bệnh tật thái quá khiến huyết áp lúc lên cao, lúc lại giảm đột ngột
- Do thói quen sinh hoạt không khoa học của người bệnh: Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng Cholesterol trong máu cao, độ nhớt máu tăng, lâu ngày dẫn đến tình trạng xơ vữa, ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp.
- Uống thuốc huyết áp không đều, tự ý dừng thuốc: Nhiều người khi thấy huyết áp đã ổn định thì bỏ không uống thuốc nữa. Điều này cũng hết sức nguy hiểm. Vì khi đó huyết áp không được kiểm soát.
Theo chuyên gia, nếu tăng hay giảm huyết áp vượt xa ngưỡng cơ thể có thể điều chỉnh đều gây hại cho cơ thể. Tăng giảm huyết áp thất thường, lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan đích. Đối với não, gây vỡ mạch não, chảy máu não, hình thành các cục máu đông, từ đó làm tắc mạch, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ. Đối với tim, gây tắc mạch tim, nhồi máu cơ tim, tàn tật lâu dài. Đối với chi, gây hoại tử chi, tắc mạch tại chi khiến phải cắt cụt chi…
Xem thêm: 3 loại rau xanh cực tốt cho người cao huyết áp
Điều trị bệnh huyết áp không ổn định, tăng giảm thất thường
Theo chuyên gia: huyết áp lúc tăng lúc giảm nếu không kiểm soát được, có thể gây nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh nên:
- Theo dõi huyết áp hàng ngày: Người bệnh có thể theo dõi huyết áp 2 lần 1 ngày vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy khoảng 1h và vào lúc chiều. Lưu ý ghi chép lại các chỉ số và thời gian đo để theo dõi.
- Thay đổi lối sống: Nên đi bộ, bơi lội, đạp xe nhẹ nhàng, vừa sức là tốt nhất. Không nên tập quá sức (như chạy hay tập gym) vì nguy cơ cao bị đột quỵ, tai biến. Không nên dậy quá sớm, nhất là vào mùa đông vì dậy sớm dễ bị nhiễm lạnh, mạch máu bị co đột ngột cũng rất dễ gây tai biến.
- Về điều trị: Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của chuyên gia, người bệnh cao huyết áp nên kết hợp Đông tây y trong quá trình điều trị. Tây y giúp hạ huyết áp nhanh, tránh các trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột. Đông y có tác dụng chậm nhưng hiệu quả bền vững, an toàn. Đặc biệt, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm Đông y bào chế từ các thảo dược như: Nattokinase, Địa Long, Hòe hoa.. vừa có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, vừa giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não, vững bền thành mạch…