Cảnh báo: Cao huyết áp ngày càng trẻ hóa – Nguy hiểm sức khoẻ không thể lơ là

Theo số liệu thống kê y tế, tỷ lệ người trẻ (dưới 35 tuổi) mắc bệnh cao huyết áp đang có xu hướng tăng lên, ước tính khoảng 5 – 12% trong tổng số trường hợp. Nếu trước đây bệnh cao huyết áp được xem là vấn đề của người cao tuổi thì hiện nay, nó đã trở thành một mối lo ngại về sức khỏe đối với người trẻ. Vậy, làm thế nào để điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ? Làm thế nào để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh? Mời các bạn đi tìm lời giải qua bài viết sau đây!

Độ tuổi nào mắc bệnh cao huyết áp gọi là trẻ?

Tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Bình đã trả lời trong một bài viết trên báo chí rằng: khi người dưới 35 tuổi mắc bệnh cao huyết áp (trước đây thường là dưới 40 tuổi) thì được gọi là cao huyết áp ở người trẻ. Trong khoảng 30% trường hợp cao huyết áp ở người trẻ, nguyên nhân gây bệnh có thể được xác định. Các nguyên nhân gây ra cao huyết áp ở người trẻ bao gồm:

  • Bệnh lý về mạch máu ở thận như: hẹp động mạch thận
  • Bệnh lý ở các cơ quan nội tiết như: u sưng thượng thận, ủ vỏ thượng thận.
  • Bệnh lý nhu mô thận như: viêm vi cầu thận mạn, suy thận mạn tính
  • Một số bệnh lý mạch máu khác như hẹp động mạch chủ.
  • Hút thuốc lá, tăng cân béo phì và căng thẳng thường được xem là yếu tố nguy cơ mà không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cao huyết áp ở người trẻ. Tuy nhiên, khi những yếu tố này xuất hiện cùng với bệnh, chúng có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
tang-huyet-ap-ngay-cang-tre-hoa
Cao huyết áp ngày càng bị trẻ hóa

Người trẻ bị cao huyết áp có nguy hiểm không?

Với tỉ lệ mắc cao huyết áp ở người trẻ khoảng 5 – 12%, bệnh lý này đang có nhiều tác động xấu tới sức khoẻ của người bệnh. Theo đó, người trẻ tuổi bị cao huyết áp sẽ sớm bị xơ vữa động mạch và tiến triển sớm các bệnh về tim mạch.

Đa số người trẻ khá chủ quan với việc thăm khám sức khỏe thường xuyên, trong khi đó bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Bệnh không được phát hiện từ sớm, chỉ khi đã trở nặng mới bắt đầu điều trị, người bệnh phải đối mặt với sự nguy hiểm từ các biến chứng do bệnh cao huyết áp gây ra.

Bệnh cao huyết áp ở người trẻ gây ra biến chứng gì?

bien-chung-cao-huyet-ap

Tính trên phạm vi toàn cầu, tăng huyết áp đang nằm ở vị trí thứ ba trong danh sách sáu yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Tăng huyết áp ở người trẻ có thể gây xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy thận, tổn thương não, và suy giảm thị lực.

Bị thiếu ngủ thường xuyên có gây bệnh cao huyết áp không?

Nếu bạn thường xuyên bị thiếu ngủ thường sẽ bị mệt mỏi, cáu gắt dẫn tới stress, căng thẳng. Tim có xu hướng đập nhanh hơn mỗi khi căng thẳng hay cáu gắt, điều này khiến huyết áp tăng lên, từ đó dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Lý do một số người trẻ và khỏe mạnh vẫn bị cao huyết áp?

Việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ gây mệt mỏi liên tục, tạo ra tình trạng căng thẳng và cáu gắt. Khi cơ thể trải qua những giai đoạn này, tim sẽ đập nhanh hơn, huyết áp sẽ tăng cao, dần dần có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Cao huyết áp ở người trẻ là chứng bệnh có hoàn toàn thể kiểm soát được nếu như được phát hiện kịp thời và người bệnh có chế độ chăm sóc tốt cho sức khỏe.

Đối với những trường hợp có dấu hiệu nặng dễ để lại biến chứng thì bệnh nhân cần phải được thăm khám tại địa chỉ y tế uy tín với các bác sĩ chuyên môn cao để theo dõi và có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị cao huyết áp ở người trẻ có phức tạp không?

Trong việc điều trị cao huyết áp ở người trẻ, các bác sĩ nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là phải xác định nguyên nhân gây bệnh để có thể chữa trị tận gốc rễ. Ví dụ, nếu bệnh xuất phát từ hẹp động mạch thận, thì phẫu thuật đặt stent có thể là một phương pháp.

Trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân, việc điều trị thường chỉ bao gồm sử dụng thuốc hạ huyết áp để ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ các cơ quan quan trọng.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Một cách đơn giản và tiết kiệm nhất là đo huyết áp (ngay cả khi không có triệu chứng bệnh). Có một số triệu chứng gợi ý mà bạn nên lưu ý, bao gồm:

  • Nhức đầu (đặc biệt là vào buổi sáng)
  • Hiện tượng hoa mắt hoặc ruồi bay trước mắt, khó nói hoặc tê yếu tay chân
  • Tiểu đêm thường xuyên
  • Cảm giác tê và yếu tay chân, cũng như việc mặt có thể trở nên đỏ phừng.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi?

Chế độ ăn uống

thuc-don-cho-nguoi-tai-bien-mach-mau-nao-1

  • Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn giảm cân với ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc giảm khẩu phần trong mỗi bữa ăn thay vì giảm số lần ăn trong ngày. Tránh ăn thức ăn không lành mạnh và ưu tiên thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Hạn chế việc tiêu thụ muối, không nên vượt quá lượng muối hàng ngày là 2 – 4g, bao gồm muối trong thực phẩm và nước mắm.
  • Chế độ ăn nên bao gồm thực phẩm giàu kali (chuối, nước dừa, đậu trắng), canxi (sữa, tôm, cua) và magie (có nhiều trong các loại thịt) để duy trì hệ tim mạch ổn định. Hãy ưu tiên tiêu thụ chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật thay vì dựa vào thịt heo, bò, hoặc gà…
  • Không nên tiêu thụ quá nhiều đường, ngay cả khi không mắc bệnh đái tháo đường. Hạn chế các món ăn có mỡ động vật. Nên bổ sung chế độ ăn với nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ chất khoáng, vitamin và chất xơ. Đồng thời, cần hạn chế việc tiêu thụ nhiều rượu bia.

Chế độ sinh hoạt

  • Hãy xây dựng lối sống năng động bằng việc tập thể dục đều đặn hàng ngày, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút. Các hoạt động như dưỡng sinh, đi bộ, hoặc chạy bộ đều phù hợp, nhưng cần tránh gắng sức quá mức.
  • Hãy duy trì thời gian sinh hoạt ổn định và tránh tình trạng xúc động hoặc lo âu.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Khi điều trị bằng thuốc, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý ngưng thuốc.

Hơn nữa, người trẻ cũng nên thực hiện việc kiểm tra huyết áp đều đặn hàng tuần, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán