Có cần tiếp tục uống thuốc khi huyết áp đã ổn định hay không?

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế: 95% các trường hợp tăng huyết áp là nguyên phát, 5% là do thứ phát và theo thời gian sẽ mang tới các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cho tới nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Do đó, phần lớn người bệnh phải dùng thuốc hạ áp để điều trị nhằm duy trì huyết áp ổn định. Và câu hỏi được đặt ra là: có cần tiếp tục uống thuốc khi huyết áp đã ổn định hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Khi nào người bệnh được chỉ định dùng thuốc điều trị cao huyết áp?

Huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, một người trưởng thành sẽ có chỉ số lý tưởng như sau:

  • Huyết áp tâm thu: thường nằm trong khoảng 100 – 120 mmHg
  • Huyết áp tâm trương: thường dưới 80 mmHg

Tình trạng huyết áp tăng nhẹ xảy ra khi các chỉ số có sự thay đổi như sau:

  • Huyết áp tâm thu đo được từ 120 – 129 mmHg
  • Huyết áp tâm trương dưới mức 80 mmHg

Tình trạng huyết áp cao là khi:

  • Huyết áp tâm thu lớn hơn mức 130 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương lớn hơn mức 80 mmHg.

Thuốc trị cao huyết áp được cho 3 giai đoạn của bệnh lý cao huyết áp thường được bác sĩ chỉ định như sau:

  • Khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm từ 80 – 89 mmHg: thuốc thường chỉ được kê cho những bệnh nhân đã từng mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đối với người bình thường, khả năng cao đây là tình trạng tăng huyết áp do lối sống hoặc thói quen, họ nên xem xét thay đổi lối sống hoặc bỏ bớt các thói quen ăn uống không lành mạnh để duy trì huyết áp ổn định.
  • Khi huyết áp tâm thu vượt quá ngưỡng 140 mmHg hoặc 180 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg hoặc 120 mmHg: tất cả các bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc hạ áp để điều trị bệnh và giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch, đặc biệt là nguy cơ tử vong.
huyet-ap-on-dinh-co-can-uong-thuoc-nua-khong
Người bệnh có cần tiếp tục uống thuốc điều trị khi huyết áp ổn định?

Đâu là lý do người bệnh tự ý dừng uống thuốc hạ huyết áp?

Nguyên nhân mà nhiều người bệnh tự ngưng dùng thuốc huyết áp thường bắt nguồn từ việc họ cảm thấy huyết áp đã được kiểm soát và trở về mức bình thường, từ đó quyết định dừng việc sử dụng thuốc.

Ngoài ra, một số người bệnh lo sợ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc khi  sử dụng lâu dài như ho, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận, ảnh hưởng dạ dày…

Có cần tiếp tục uống thuốc khi huyết áp đã ổn định hay không?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp thắc mắc rằng: “Có cần tiếp tục uống thuốc khi huyết áp đã ổn định hay không?” và “Khi nào dừng thuốc huyết áp”.

Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp là để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn và hạn chế sự tiến triển hoặc tái phát của bệnh.

Nếu bạn cảm thấy huyết áp đã ổn định và sức khỏe đã trở về bình thường, tự ý ngưng dùng thuốc thì đến khi bệnh quay trở lại sẽ dẫn đến việc điều trị dự phòng trở nên không hiệu quả.

Do đó, không nên tự ý ngưng uống thuốc huyết áp, thậm chí khi huyết áp đã ổn định trở về mức bình thường, vì điều này có thể khiến cho thuốc không phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Những tác hại sẽ gặp phải khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp?

Khi dùng thuốc đều đặn hàng ngày, huyết áp sẽ trở lại mức bình thường nhưng khi ngừng sử dụng thuốc có thể gây tăng áp đột ngột (áp lực trong mạch máu tăng lên). Nếu tình trạng này kéo dài, mạch máu sẽ mất đi tính đàn hồi, dễ bị xơ cứng động mạch, thành mạch trở nên yếu hơn và dễ bị vỡ. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xuất huyết và các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc ngừng thuốc điều trị đột ngột có thể làm cho mức huyết áp trở lại như trước khi điều trị, thậm chí có thể tăng cao hơn mà cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn đến nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim có nguy cơ cao gây ra bởi tăng huyết áp khiến cho mảng xơ vữa hình thành. Nếu những mảng xơ này nứt hoặc vỡ trong các động mạch vành, huyết khối có thể hình thành gây tắc nghẽn động mạch vành và dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong do hoại tử cơ tim nếu không được điều trị kịp thời..
  • Suy tim: Tăng huyết áp kéo dài gây ra phì đại tim, dẫn đến phì đại thất trái do áp lực máu ngoại vi tăng cao, tim trái phải phải làm việc mạnh hơn để đẩy máu vào động mạch chủ. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến suy tim trái và sau đó suy tim toàn bộ.
  • Xuất huyết não: Khi người bệnh đột ngột ngừng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, áp lực máu có thể tăng lên quá nhanh, gây ra áp lực quá lớn đối với mạch máu não mà cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng xuất huyết não. Tình trạng xuất huyết này có thể làm người bệnh bị liệt một phần hoặc hoàn toàn. Trong trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong tùy thuộc vào vùng xuất huyết và vị trí cụ thể. Nguyên nhân chính của tình trạng xuất huyết não thường là do tăng huyết áp, vì vậy tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc.
moi-quan-he-huyet-ap-cao-va-suy-tim
Một trong các biến chứng thường gặp khi người bệnh tự ý dừng uống thuốc hạ huyết áp chính là nhồi máu cơ tim
  • Thiếu máu não hoặc nhồi máu não: tình trạng tăng huyết áp có thể gây hẹp động mạch cảnh và động mạch não dẫn đến việc cung cấp máu cho não không đủ, kết quả là người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như chóng mặt, mắt bị hoa, và thậm chí bất tỉnh. Trong trường hợp nặng, thiếu máu trong não có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa cơ thể do não không nhận đủ máu cung cấp. Hơn nữa, có thể hình thành huyết khối gây tắc nghẽn động mạch máu não và dẫn đến tử vong của một phần vùng não.
  • Xuất huyết ngoại vi: Xuất huyết này thường xuất hiện dưới dạng chảy máu từ mũi, chảy máu nước bọt, hoặc chảy máu nướu răng. Tình trạng này thường xảy ra khi có áp lực máu lớn đè lên các mạch máu ngoại vi, gây ra hiện tượng vỡ các thành mạch và mạch máu ngoại vi trở nên suy yếu.
  • Một số hậu quả khác: Đột ngột ngừng dùng thuốc điều trị cao huyết áp sẽ khiến huyết áp tăng trở lại, nó cũng chính là nguyên nhân gây nên những biến chứng về thận như: hẹp động mạch thận, suy thận, biến chứng  về mắt như: xuất huyết võng mạc và biến chứng mạch ngoại vi…

Vì vậy, để tránh các hậu quả nghiêm trọng, biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là người bệnh không nên tự tiến hành ngừng điều trị. Thay vào đó, cần phải tuân thủ đúng liệu trình sử dụng thuốc để tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Một số lưu ý quan trọng cần biết khi uống thuốc huyết áp

Khi sử dụng thuốc trị cao huyết áp, bệnh nhân cần chú ý những nguyên tắc uống thuốc sau đây:

  • Không thay đổi đơn thuốc hoặc dùng chung thuốc với người khác. Lý do là vì mỗi loại thuốc được kê đơn theo tình trạng sức khỏe riêng của từng người.
  • Để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, hãy kết hợp việc sử dụng thuốc với việc thay đổi lối sống, thói quen, và chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Việc kiểm soát huyết áp hiệu quả bằng cách dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn như: bệnh mỡ máu, tổn thương thận, hoặc tiểu đường…
uong-thuoc-dung-gio
Người bệnh bị cao huyết áp cần uống thuốc đúng giờ

Việc quyết định khi nào nên ngừng thuốc huyết áp hoặc cần thay đổi liều thuốc phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Điều quan trọng hơn là bạn nên tuân theo các lịch hẹn kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, giúp việc kiểm soát bệnh và sử dụng thuốc trở nên hiệu quả hơn.

Hi vọng rằng thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “ Có cần tiếp tục uống thuốc khi huyết áp đã ổn định hay không?” cũng như những chú ý trong quá trình sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị bệnh hiệu quả nhất.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán