Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh phác đồ điều trị và vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não vô cùng quan trọng. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp tránh nguy cơ tái phát, đồng thời nhanh hồi phục và giảm sự tiến triển của bệnh.

Vai trò của dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn với các triệu chứng nguy hiểm như hôn mê đột ngột, liệt nửa người, nói ngọng, mất khả năng vận động… thậm chí là tử vong. Khi trải qua cơn tai biến mạch máu não, cơ thể người bệnh phải đối mặt với những tổn thương, di chứng nặng nề. Chính vì vậy, dinh dưỡng với khả năng cung cấp dưỡng chất từ bên trong sẽ giúp người bệnh tránh các tai biến nặng hơn, làm chậm sự tiến triển của bệnh, hạn chế tái phát bệnh và đặc biệt là nhanh phục hồi.

dinh-duong-cho-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao-1
Chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng đối với bệnh nhân tai biến

Ngoài ra, nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường do các bệnh lý như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rung nhĩ, đái tháo đường… Các loại bệnh này có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo hàng đầu nhằm phục hồi sức khỏe, hạn chế nguy cơ tai biến tái phát.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ là cần phải cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa chất béo, protein và carbohydrate. Cụ thể:

Nhu cầu về chất đạm (protein) 

Người bệnh cần duy trì ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol, giàu đạm thực vật (đậu, đậu nành, đậu phụ), đạm động vật (cá biển, cá tuyết, sữa, thịt nạc…). Trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận, lượng protein đưa vào phải giảm  0,4 – 0,6 g/kg thể trọng/ngày.

Lưu ý, khi lựa chọn cần tránh những loại thực phẩm chứa hàm lượng LDL-cholesterol cao. Bởi đây là thành phần chất béo xấu, dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch và là nguyên nhân của tai biến mạch máu não đối với người trẻ tuổi.

dinh-duong-cho-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao-2
Người bệnh nên bổ sung protein từ các loại đậu, cá, thịt nạc

Nhu cầu về chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Vì vậy, để cơ thể hoạt động và phát triển tốt, cần cung cấp một lượng chất béo vừa đủ. Không nên dùng quá ít nhưng cũng không nên dùng quá nhiều vì mỡ thừa sẽ khiến cơ thể sinh ra các phản ứng chuyển hóa và tích tụ lại, tạo nên những mảng xơ vữa.

Ngoài ra, bệnh nhân nên tuân thủ từ 25-30 g chất béo/ngày, trong đó 1/3 chất béo động vật và 2/3 chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các axit béo trong dầu thực vật có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ, ngăn ngừa cục máu đông trong mạch máu não.

Nhu cầu về năng lượng

Nên giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn để tránh tăng cân, giúp giảm hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng cơ thể hấp thụ nên duy trì ở mức 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày. Người bệnh nên lấy năng lượng từ rau củ, khoai, đậu, cơm, mì.

Nhu cầu về vitamin và chất khoáng

Người bệnh nên bổ sung các loại vitamin có trong hoa quả chín, rau củ, sữa,… chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh. Theo nghiên cứu, những người tiêu thụ ít hơn 1.500 mg kali mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với những người tiêu thụ 2.300 mg mỗi ngày.

dinh-duong-cho-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao-3
Thực phẩm giàu kali có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu.

Ngoài ra, axit folic là chất rất quan trọng đối với cơ thể có tác dụng chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu… Nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung ít nhất 300 mcg axit folic mỗi ngày sẽ giúp giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ mắc bệnh tim so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic được tìm thấy trong các loại trái cây có tính axit, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mì ống và các sản phẩm ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.

Những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ 

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

  • Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa, nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp, sữa.
  • Phân bổ đều 3-4 bữa ăn mỗi ngày và không nên để bệnh nhân ăn quá no.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn lên men, gây kích thích như đồ ăn cay nóng, rượu bia,…
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để ổn định chức năng thận.
  • Tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như giò chả, dưa muối, bánh mì, pate, xúc xích,…

Trên đây là cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não hiệu quả và khoa học. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ, từ đó chăm sóc tốt hơn cho người bệnh, giúp họ sớm phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Hotline