Tổng hợp đối tượng và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cao?

Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên thế giới. Căn bệnh này có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào nhưng thường sẽ dễ xảy ra với một số đối tượng có nguy cơ cao. Vậy cụ thể các đối tượng nào sẽ có nguy cơ bị đột quỵ ghé thăm cao cũng như các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ 

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ được chia thành 2 loại là: yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi. Cụ thể:

Yếu tố nguy cơ đột quỵ không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ sẽ tăng dần theo độ tuổi. Một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ tai biến thường tăng theo lứa tuổi, đặc biệt  là sau tuổi 50.
  • Giới tính: Khi tuổi còn trẻ thì phụ nữ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ ghé thăm cao hơn hẳn so với nam giới cho chịu ảnh hưởng của yếu tố nội tiết (sử dụng các biện pháp tránh thai có ảnh hưởng đến nội tiết tố) và rủi ro khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng khi đã lớn tuổi thì ngược lại nam giới lại có nguy cơ bị đột quỵ ghé thăm cao hơn hẳn so với phụ nữ. Theo số liệu thống kê lúc này tỉ lệ nam giới bị mắc bệnh đột quỵ cao hơn tận 1,5 lần so với phụ nữ.
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình hay chính là yếu tố về gen di truyền cũng là một nguy cơ gây đột quỵ cần được quan tâm. Thường nếu những người có cha mẹ đã bị tai biến thì sẽ có nguy cơ cao bị căn bệnh này ghé thăm. Vì vậy, những người thuộc đối tượng này nên chú ý đo, thăm khám và luôn theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể sẽ giúp phòng ngừa bệnh được tốt hơn. Ngoài ra những người sinh đôi cùng trứng nguy cơ mắc phải đột quỵ cũng cao hơn những người sinh đôi nhưng khác trứng mà trong đó đã có 1 người bị bệnh lên tới 5 lần.
  • Chủng tộc: Người da đen sẽ có nguy cơ bị tai biến cao hơn hẳn so với người da trắng.
nguoi-da-den
Người da đen dễ bị tai biến hơn người da trắng

Yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ đột quỵ không thể thay đổi kể trên thì cũng có những yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi mà việc thay đổi được các yếu tố này theo chiều hướng tích cực sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng tránh hoặc cải thiện bệnh đột quỵ. Cú thể các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi gồm:

  • Tăng huyết áp: tăng huyết áp sẽ khiến cho áp lực máu tác động lên các thành mạch bị tăng cao, làm thay đổi cấu trúc của mạch máu, lưu lượng máu, tác động căng thẳng oxy hóa trên mạch máu não, rối loạn chức năng điều hòa của động mạch, gây viêm tại mạch máu não… nên đây được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đột quỵ ghé thăm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bạn thuộc một trong 2 yếu tố huyết áp tâm trương lớn hơn 95 mmHg hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg thì nguy cơ bạn bị cơn đột quỵ ghé thăm sẽ tăng 3,1 lần đối với nam giới và 2,9 lần đối với nữ giới.
  • Bệnh lý tim mạch: Như đã nói ở trên tăng huyết áp gây ảnh hưởng khá nặng nề lên mạch máu khiến bạn bị mắc bệnh rung nhĩ là yếu tố nguy cơ chính gây nên đột quỵ. Cơ chế giả định bệnh rung nhĩ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ đó là máu sẽ ứ lại trong tâm nhĩ trái hình thành huyết khối, huyết khối di chuyển lên não theo đường máu, gây tắc mạch não. Các thống kê cho thấy số ca đột quỵ liên quan đến rung nhĩ đã tăng gần gấp 3 lần trong 30 năm qua. 
  • Đái tháo đường: Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị bệnh đột quỵ ghé thăm cao gấp 2 lần so với người bình thường. Theo thống kê, trong các bệnh nhân tiểu đường bị tử vong thì có tới 20% trong số đó có biến chứng đột quỵ. Ngoài ra không phải chỉ có những bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường mới lo lắng mà các bệnh nhân mới ở giai đoạn tiền tiểu đường cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ não rất cao.
  • Rối loạn lipid máu: Đột quỵ có mối quan hệ mật thiết với lipid máu. Cụ thể việc tăng LDL cholesterol một phần hay toàn phần đều có thể làm gia tăng nguy cơ gặp phải đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngực lại, nguy cơ bị đột quỵ sẽ giảm nếu HDL cholesterol tăng.
  • Người bị béo phì: Đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra cho thấy sự liên quan mật thiết giữa béo phì với bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… Những người béo phì cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
  • Lười hoạt động thể lực: Tập thể dục không những tăng cường sức khỏe của toàn cơ thể mà còn khiến các mạch máu tăng sức dẻo dai, giảm trọng lượng cơ thể, giảm huyết áp và cải thiện tốt bệnh tiểu đường. Vì vậy nếu bạn lười hoạt động thể lực sẽ khiến các tình trạng bệnh vừa kể trên không được cải thiện nên nguy cơ cao sẽ bị bệnh đột quỵ ghé thăm.
  • Rượu: sử dụng lượng rượu nhẹ hợp lý (khoảng 2 ly/ ngày đối với nam giới và không qua 1 ly/ ngày đối với nữ giới) có thể giúp bạn bảo vệ tim mạch bà giảm nguy cơ bị đột quỵ nhưng ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều sẽ khiến huyết áp tăng lên gây thiếu máu cục bộ khiến cơn đột quỵ ghé thăm.
  • Hút thuốc lá và sử dụng các chất gây nghiện: Đây là thói quen xấu có thể khiến chúng ta bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não.
hut-thuoc-la-lam-tang-huyet-ap-1
Những người hút nhiều thuốc lá dễ bị đột quỵ

Xem thêm: 3 bước xử lý nhanh, cứu nguy người bị tăng huyết áp đột ngột

Cách phòng tránh đột quỵ khi có các yếu tố nguy cơ như thế nào?

Hiểu rõ những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ sẽ giúp chúng ta tìm được cách phòng tránh tai biến. Cụ thể cách phòng tránh đột quỵ khi có các yếu tố nguy cơ như sau:

  • Hãy thường xuyên theo dõi hàng ngày tình trạng sức khỏe của mình đặc biệt là những bệnh nhân đang bị mắc bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch…
  • Hãy luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có một sức khỏe tốt xét về cả yếu tố tổng thể cũng như sức khỏe của các cơ quan và hệ tim mạch…
  • Nên có một chế độ ăn lành mạnh hạn chế thịt đỏ, tăng cường ăn các loại thịt trắng, rau xanh, hoa quả, giảm mặn, giảm ngọt, các loại thức ăn giúp giảm cholesterol…
  • Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu bạn trong nhóm đối tượng tiền sử gia đình đã có người mắc thì bạn cũng nên khám sàng lọc để biết được nguy cơ cũng như nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa về cách phòng tránh.
  • Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như: đột nhiên yếu liệt mặt, tay chân, méo miệng, giảm thị lực,… hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được xử trí kịp thời.
thuc-pham
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Trên đây là tổng hợp một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cao cũng như cách phòng tránh căn bệnh này ghé thăm. Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách hiệu quả để phòng tránh đột quỵ khi có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cao. Nếu còn thắc mắc xoay quanh vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 để được tư vấn nhé.

Hạ áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán