Hội chứng ngưng thở khi ngủ và nguy cơ tăng huyết áp bạn nên thận trọng

Ngưng thở khi ngủ (OSA) là một trình trạng có thể gặp và theo chúng ta từ bé đến lớn khiến người bị mắc tình trạng này có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với người bình thường. Vậy ngưng thở khi ngủ là gì? có triệu chứng gì? mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và nguy cơ tăng huyết áp là gì?

Ngưng thở khi ngủ là gì?

ngung-tho-khi-ngu-la-gi
Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng cơ thể đóng toàn bộ hoặc một phần đường thở khoảng 10 đến 30 giây xảy ra trong khi bạn ngủ, thậm chí có lúc có thể kéo dài hơn 1 phút khiến cho nhịp tim chậm và hạ huyết áp. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng với tình trạng giảm oxy đột ngột do ngưng thở bằng những cơn thức giấc ngắn để bệnh nhân có thể thở trở lại giúp nhịp tim nhanh, gia tăng huyết áp. 

Cách triệu chứng gặp phải khi bị tình trạng ngưng thở khi ngủ ghé thăm

Mặc dù có tới 85% bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ có triệu chứng ngáy to gây ồn nhưng không phải ai ngáy cũng là do OSA. Các triệu chứng khác thường gặp phải của bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ có thể kể đến như:

  • Ngáy to, ngáy không đều
  • Ngủ không yên giấc
  • Ban ngày rất buồn ngủ mặc dù đêm bạn không hề thức giấc 
  • Thường xuyên tiểu đêm nhiều lần
  • Thường xuyên bị thức giấc vì ngạt thở, giấc ngủ ngắn, mệt mỏi
  • Có thể bị ngưng thở về đêm, thở nghẽn, thở hổn hển
  • Giảm trí nhớ
  • Ngủ dậy vẫn thấy cơ thể mệt mỏi
  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Đau đầu buổi sáng
  • Tăng huyết áp kháng trị
  • Béo phì, cấu trúc bất thường ở vùng hàm mặt
  • Ham muốn tình dục bị suy giảm
ngung-tho-khi-ngu-va-tang-huyet-ap
Ngáy to là một triệu chứng thường gặp của người bị ngưng thở khi ngủ

Thường bệnh nhân sẽ khó biết được các triệu chứng này xảy ra với mình trong khi ngủ mà thường được biết do sự phản ánh của người ở chung phòng, chung nhà hoặc có thể tự nhận ra do bị thức tỉnh vì cảm thấy khô miệng và đau họng.

Nguyên nhân khiến bạn bị ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ nguyên nhân là do đường thở cụ thể là đường hô hấp trên của bạn bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong lúc bạn ngủ do lưỡi hoặc amidan lớn, bất thường về xương hàm, vẹo vách ngăn mũi, các mô ở thành sau họng quá to hoặc do béo phì gây ra.

Ngoài ra những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, thuốc an thần… cũng có thể khiến bạn bị ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở trung ương thường do các bệnh lý sẵn có từ trước gây ra, dẫn đến sự mất cân bằng tại trung tâm điều khiển hô hấp của não trong lúc ngủ như suy tim hay bệnh lý về thần kinh.

Đối tượng thường bị ngưng thở khi ngủ?

  • Đây là hội chứng không chừa một ai, không chừa một lứa tuổi nào.
  • Trong đó người ở độ tuổi trung niên tỷ lệ mắc bệnh này sẽ cao hơn
  • Số ca mắc sẽ tăng dần theo độ tuổi
  • Tỉ lệ nam giới mắc sẽ cao hơn nữ giới.
  • Những người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với những người bình thường
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện
  • Do di truyền
  • Người đang bị mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp…
hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu
Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở độ tuổi trung niên

Ngưng thở khi ngủ gây tăng huyết áp đúng hay sai?

Ngưng thở khi ngủ gây thiếu oxy 1 cách đột ngột dẫn tới việc thiếu oxy máu đột ngột, dẫn đến các kích thích truyền tới não bộ nhằm giúp hệ thống mạch co bóp nhiều hơn giúp tăng oxy về tim và não. Tuy nhiên điều này cũng làm cho huyết áp người bệnh tăng lên đáng kể để bù trừ, về lâu dài huyết áp có thể ở mức cao dù cho người bệnh đã thức giấc. Lúc này tăng huyết áp sẽ là biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ

Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ thì việc cần làm là bạn cần đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần kết hợp với một số biện pháp sau:

  • Đổi tư thế khi ngủ: Bạn nên thay vì tư thế nằm ngửa thì hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng. Bởi tư thế nằm ngửa khiến làm hàm và lưỡi khéo lại sẽ gây tắc nghẽn đường thở, nằm ngửa cũng khiến bạn bị ngáy và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng biện pháp phun nước muối vào nong mũi để mở đường mũi, giúp thở dễ dàng hơn.
  • Cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ bằng cách cải thiện lối sống, hạn chế sử dụng hoặc ngừng sử dụng hẳn các chất kích thích, như rượu bia, các chất gây nghiện, thuốc lá, chất ma túy.
  • Sử dụng các thiết bị nha khoa: có thể sử dụng thiết bị nha khoa trong miệng khi ngủ với tác dụng đưa hàm về phía trước giúp đường thở được mở rộng.
cach-cai-thien-chung-nhung-tho-khi-ngu
Cần làm gì nếu gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể điều trị không?

Với câu hỏi “hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể điều trị không? thì câu trả lời là CÓ. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc và từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của người bệnh, vì thế bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác các thông tin bệnh lý này để có biện pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị thường áp dụng bao gồm:

  • Giảm cân nếu hội chứng ngưng thở khi ngủ nguyên nhân gây nên là do béo phì.
  • Thay đổi lối sống tăng chất lượng giấc ngủ và hoạt động của hệ hô hấp.
  • Phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân cơ học gây tắc nghẽn đường thở.
  • Đeo nẹp hàm.
  • Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục.
  • Ngưng sử dụng thuốc an thần
  • Tránh uống rượu hoặc các chất gây nghiện, ngưng hút thuốc lá,…

Điều trị ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Đối với bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ dạng nhẹ

Trường hợp này biện pháp được các bác sĩ đưa ra là cần thay đổi lối sống, luyện tập, thói quen sống lành mạnh tránh xa rượu bia, thuốc lá, luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, ngủ đủ giấc và chế độ dinh dưỡng 

Đối với bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ dạng nặng hơn

Với trường hợp nặng hơn các biện pháp thay đổi lối sống dinh dưỡng chưa khắc phục được thì cần sự can thiệp của y học hiện đại nhờ việc sử dụng máy thở trong lúc ngủ.  Áp lực không khí từ máy sẽ giữ cho đường hô hấp không bị tắc nghẽn gây ra ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật để có thể giải quyết triệt để vấn đề. Một số phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như phẫu thuật tạo hình lưỡi gà- khẩu cái- họng, laser để giảm các mô vùng hầu họng. Tuy nhiên tỷ lệ tắc nghẽn cũng chỉ giảm 50% và bệnh nhân tắc nghẽn nặng vẫn sẽ có triệu chứng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ngưng thở khi ngủ: định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng gặp phải, cách phòng và chữa bệnh cũng như mối quan hệ giữa ngưng thở khi ngủ và nguy cơ tăng huyết áp mà các bạn cần quan tâm. Nếu các bạn còn thắc mắc cần giải đáp xoay quanh vấn đề này hãy để lại bình luận hoặc liên hệ qua số 18006316 miễn phí cước gọi hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại để giải đáp giúp bạn.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán