Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ , đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp. Đột quỵ để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh thậm chí là tử vong cũng như ảnh hưởng nặng nề tới người thân của họ. Vì vậy việc phòng ngừa đột quỵ đặc biệt là với những bệnh nhân cao huyết áp là vô cùng quan trong. Hãy cùng điểm qua một số giải pháp phòng ngừa đột quỵ cho người cao huyết áp trong mùa nắng nóng qua bài viết sau nhé.
Tại sao thời tiết nắng nóng kéo dài làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Theo chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Thông thì có 3 nguyên nhân khiến người bệnh huyết áp cao dễ bị đột quỵ trong thời tiết nắng nóng (trên 32 độ C).
Đầu tiên là việc mất nước do cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.
Thời tiết nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch, làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ… khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, phần lớn người bệnh cao huyết áp còn chủ quan, không chú ý đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng điều hòa và ngoài trời, gây tình trạng mạch máu đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, hoặc đang co lại bị giãn nở đột ngột… Điều này khiến huyết áp không ổn định, dễ bị tăng, hạ không kiểm soát… dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Hơn nữa, thời tiết nóng bức khiến nhiều người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi thường ngại vận động, đi lại. Lười vận động khiến cơ thể người bệnh trở nên ì ạch, uể oải, mạch máu giảm tính đàn hồi, gây tăng áp lực cho máu di chuyển trong lòng mạch cộng với mùa hè nhiệt độ tăng cao làm cho huyết áp dễ tăng đột ngột.
GIẢI PHÁP phòng ngừa đột quỵ cho người cao huyết áp trong mùa nắng nóng
Huyết áp cao có thể nói là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ. Chính vì vậy việc giữ và ổn định huyết áp chính là một giải pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
GS Thông cho biết, biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là giai đoạn nắng nóng kéo dài là chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90mmHg. Để đạt được mục tiêu điều trị đó, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc, tập luyện hợp lý như:
- Không được bỏ thuốc điều trị, nên uống đều, đúng, đủ.
- Uống nhiều nước để giảm độ kết dính trong máu. Nên uống từ 1,5 – 2L/ ngày.
- Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, có cồn, có chất kích thích.
- Tăng cường rau xanh, các thực phẩm giảm kali.
- Sử dụng không quá 6g muối/ ngày
- Tránh stress, tránh tức giận quá mức, giữ tinh thần thoải mái.
- Không nên hoạt động nhiều ngoài trời khi thời tiết nắng nóng. Thực hiện các biện pháp tránh sốc nhiệt như khi đi ngoài trời cần che chắn bằng ô, áo chống nắng, mũ, khăn… cẩn thận. Khi ở trong phòng điều hòa cần để ở chế độ nhiệt độ phòng trên 27 độ C.
- Cố gắng vận động nhẹ lúc sáng sớm, chiều tối đều đặn khoảng 30p: đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe chậm…
- Ngủ đủ giấc 6- 8 tiếng/ ngày, tránh thức đêm muộn.
Đặc biệt, nếu huyết áp tăng nên dùng thuốc huyết áp kết hợp Đông Tây Y. Dùng thuốc huyết áp tây y có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như ho, phù nề, đi lỏng, dị ứng… Khi dùng thuốc tây y thời gian dài sẽ bị kháng thuốc, phải thay thuốc. Vì thế, xu hướng hiện nay là dùng y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền dân tộc để duy trì huyết áp ổn định.
TS, BS Nguyễn Thị Vân Anh “dùng thuốc tây y dài ngày có thể làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Trong khi đó, thuốc đông y với các thảo dược hỗ trợ điều trị lại thiên về điều trị tổng thể, hài hòa, từ căn nguyên của bệnh, đồng thời nâng cao chức năng các tạng như tâm, can, thận, có tác dụng hạ huyết áp chậm nhưng lại an toàn và giúp huyết áp ổn định lâu dài”
Cũng theo TS, BS Vân Anh, trước đây đã có rất nhiều dược liệu hỗ trợ điều trị tăng huyết áp trong đó nổi tiếng là bài giáng áp hợp tễ, Nattokinase, Hoè hoa…
Địa Long (hay còn gọi là Giun đất): là vị dược liệu đầu tiên trong bài Giáng áp hợp tễ. Từ hơn 2000 năm trước, trong cuốn sách y học đầu tiên vào thời kỳ Tần (221 – 206 TCN) được xuất bản “Thần Nông Bản Thảo Kinh” – Địa Long đã được nhắc tới có công dụng giúp hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả. Sách có ghi “bạch cảnh khâu dẫn” (nghĩa là Địa Long) có vị mặn, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc, chữa yếu liệt nửa người, miệng mắt méo lệch, hỗ trợ hạ huyết áp. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã kết luận Enzyme fibrinolytic trong Địa Long có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết fibrin – tác nhân chính hình thành nên huyết khối (hay còn gọi là cục máu đông trong lòng mạch). Nhờ thế, các cục máu đông được thuỷ phân, biến mất, lòng mạch thông thoáng, dòng máu lưu thông ổn định, tránh nguy cơ tắc mạch máu não.
Câu đằng, Dạ giao đằng: giúp dưỡng tâm, an thần, trấn kinh, chỉ hãn, trừ phong thấp, thư cân lạc, trị đêm ngủ ít; Dưỡng Can, Thận, Tâm cầm hư hãn, an thần.
Hạ khô thảo, Huyền sâm: Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển số 4 kỳ 6 1951), Hạ khô thảo có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp lâu dài và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp. Nước sắc Huyền sâm có tác dụng giãn mạch, hỗ trợ hạ áp (Theo Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981).
Táo nhân: Bổ sung thêm tác dụng giúp hỗ trợ hạ huyết áp và bớt các triệu chứng khó chịu của cao huyết áp. Táo nhân có tác dụng dưỡng Tâm, an thần, ngủ sâu giấc, ngoài ra Táo nhân giúp giảm đau và hạ nhiệt, hạ áp và chống loạn nhịp tim (Trung Dược Học).
Theo cuốn “Từ điển phương thang Đông y” có ghi chép, 6 vị dược liệu này tổ hợp thành chỉnh thể giúp “tư âm, bình can, an thần, trị huyết áp cao”. Trong quá trình điều trị, bài Giáng áp hợp tễ thường được kết hợp với các thảo dược khác như Nattokinase, Hòe hoa,… để gia tăng hiệu quả.
Nattokinase: là một Enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống có tên là Natto (đậu tương lên men) của Nhật Bản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và ngăn chặn hiện tượng máu bị đông vón cục gây tắc nghẽn. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông, hỗ trợ dự phòng tai biến.
Xem thêm: 8 cách hạ huyết áp bằng dân gian tại nhà
Hòe hoa: Theo ghi chép trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, trong Hòe Hoa (đặc biệt là Hòe nụ) có từ 6 – 30% rutin. Đây là một loại vitamin P giúp tăng sức bền và sức chịu đựng của thành mạch. Thiếu vitamin này, sức chịu đựng của thành mạch sẽ bị giảm, mao mạch dễ bị đứt. Nhờ thế, thành mạch được bền hơn, dai hơn, từ đó, hỗ trợ hạ huyết áp, hỗ trợ hạn chế nguy cơ vỡ, đứt mạch máu.
Ngày nay, các vị dược liệu quý này đã được đưa vào ứng dụng bào chế ra các sản phẩm viên uống tiện lợi, hỗ trợ người cao huyết áp hạ và ổn định huyết áp, hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng bệnh. Khi mua sản phẩm người bệnh cần chú ý mua các sản phẩm đã có uy tín trên thị trường được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, đã được kiểm chứng lâm sàng và được chuyên gia trong ngành khuyên dùng.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến huyết áp tăng làm tăng người bị đột quỵ trong mùa hè cũng như một số giải pháp giúp phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này đừng ngần ngại hãy để lại bình luận ở cuối bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được chuyên gia tư vấn.
Chúc các bạn vui khỏe.