Tăng huyết áp có mấy cấp độ?

Tăng huyết áp không có dấu hiệu rõ ràng mà chỉ được phát hiện ra sau những biến cố lớn như đột quỵ, tai biến hoặc đi khám sức khỏe tổng quát nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm để lại những hậu quả nặng nề khi không được phát hiện kịp thời. Chính vì vậy căn bệnh này được gọi là kẻ giết người thầm lặng. Căn bệnh này thường phát hiện ở trung niên và cao tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Dựa vào chỉ số huyết áp đo được có thể chia tăng huyết áp thành nhiều cấp độ. Vậy cụ thể tăng huyết áp có mấy cấp độ? có cách nào giảm huyết áp hiệu quả không?

Bệnh huyết áp cao

Trước khi tìm hiểu về những cấp độ của tăng huyết áp thì chúng ta cần tìm hiểu rõ huyết áp cao là gì?

Huyết áp chính là áp lực của máu trong lòng động mạch khi thực hiện chức năng bơm máu cung cấp cho các cơ quan. Bằng các thiết bị chúng ta sẽ đo được chỉ số này và được gọi là chỉ số huyết áp. Chỉ số huyết áp chính là chỉ số huyết áp tâm thu trên chỉ số huyết áp tâm trương với đơn vị đo là mmhg. Trong đó:

  • Huyết áp tâm thu: chính là áp lực trong động mạch khi tim bơm máu ra ngoài.
  • Huyết áp tâm trương là áp lực trong động mạch khi nghỉ giữa các lần bơm máu.
  • Đơn vị mmhg: là viết tắt của từ milimet thủy ngân. Đây là đơn vị được dùng khi đo huyết áp.

Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmhg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Bệnh tăng huyết áp có hai loại là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

  • Tăng huyết áp nguyên phát: chiếm tới 70 đến 90% bệnh nhân bị tăng huyết áp, xảy ra khá phổ biến và không xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, chỉ âm thầm phát triển theo thời gian.
  • Tăng huyết áp thứ phát: tỉ lệ người bị tăng huyết áp thứ phát chiếm khoảng 10% các ca bệnh thường xác định được rõ nguyên nhân. Nguyên nhân có thể đến từ tim mạch, các bệnh bị và lối sống.
tang-huyet-ap-cap-cuu
Tăng huyết áp có thể do nguyên phát hoặc thứ phát

Tăng huyết áp có mấy cấp độ

Tăng huyết áp có mấy cấp độ? Dựa vào các chỉ số đo huyết áp đã được nhân viên y tế đo được các bác sĩ sẽ phân độ huyết áp đo được thành các cấp nha sau:

  • Huyết áp tối ưu: chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmhg và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmhg.
  • Huyết áp bình thường: chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 120 mmhg đến 129 mmhg và chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 80 mmhg đến 84 mmhg.
  • Tiền tăng huyết áp: chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 130 mmhg đến 139 mmhg và chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 85 mmhg đến 89 mmhg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 1: chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 140 mmhg đến 159 mmhg và chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 90 mmhg đến 99 mmhg.
  • Tăng huyết áp độ 2: chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 160 mmhg đến 179 mmhg và chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 100 mmhg đến 109 mmhg.
  • Tăng huyết áp độ 3: chỉ số huyết áp tâm thu từ 180 mmhg trở lên và chỉ số huyết áp tâm trương từ 110 mmhg trở lên.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

 

Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân cấp độ căn cứ theo mức dao động của huyết áp tâm thu.

Những lưu ý với người bệnh bị tăng huyết áp

huyet-ap-tam-truong
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần theo dõi huyết áp thường xuyên

Việc đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp phát hiện và sớm can thiệp để có thể ổn định huyết áp tránh những nguy hiểm không đáng có với người bệnh. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng phác đồ của bác sĩ thì người bệnh cũng nên theo dõi tình trạng sức khỏe và huyết áp của bản thân bằng việc tự đo huyết áp tại nhà.

Xem thêm: Cảnh giác với tăng huyết áp lúc sáng sớm

Lưu ý: để có được thông tin chính xác nhất trước khi đó chúng ta nên nghỉ ngơi hoặc ngồi yên trước khi đo 5 phút.

Chỉ số huyết áp của trẻ em khác với chỉ số huyết áp của người trưởng thành. Chính vì vậy phụ huynh nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa và tham khảo ý kiến  nếu nghi ngờ bé có những biểu hiện rối loạn huyết áp.

Nếu bạn chỉ ở ngưỡng tiền tăng huyết áp thì thường các bác sĩ sẽ chưa sử dụng thuốc mà thay vào đó bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh hơn cũng có thể giúp giảm chỉ số này cũng như những nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp cao.

Nếu huyết áp ở cấp độ cao thì cần can thiệp ngay của bác sĩ chuyên khoa để tránh phải gặp những nguy hiểm như đau đầu, tức ngực, thở gấp, choáng váng và đột quỵ

Bệnh tăng huyết áp có diễn biến lặng lẽ khó phát hiện chính vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm ra bệnh đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi, những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, người lao động nhiều nên đi kiểm tra thường xuyên hơn.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi tăng huyết áp có mấy cấp độ cũng như hiểu được rõ về bệnh huyết áp cao cũng như những lưu ý mà người bị cao huyết áp cần chú ý. nếu còn thắc mắc gì hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn qua số 18006316 miễn phí cước gọi.

Hạ áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán