Tăng huyết áp độ 1 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, nó được đánh giá là căn bệnh gây tỷ lệ tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Do đó việc nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị hiệu quả bệnh tăng huyết áp tại nhà là vấn đề rất được quan tâm.

Thực tế thì tăng huyết áp sẽ căn cứ vào chỉ số mà được chia thành các cấp độ khác nhau. Theo đó, tăng huyết áp độ 1 được coi là mức độ nhẹ nhất và thường rất khó để phát hiện bởi lúc này, người bệnh chưa có biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà chúng ta cần hiểu đúng về bệnh để có biện pháp hỗ trợ và can thiệp kịp thời, phòng bệnh hơn chữa bệnh, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, đe dọa tới sức khoẻ và tính mạng người bệnh.

Những thông tin quan trọng về tăng huyết áp độ 1 bạn cần biết

Được xếp vào danh sách bệnh lý gây tử vong cao nhất trên thế giới nên tăng huyết áp rất nguy hiểm, đe dọa cả sức khoẻ và tính mạng người bệnh.

Như đã nói trước đó, bệnh ở độ 1 gần như không có triệu chứng rõ ràng nào. Để xác định được bệnh thì chỉ còn cách đo chỉ số huyết áp.

Có thể hiểu đơn giản rằng, lực co bóp của tim và sức cản của động mạch sẽ tạo ra huyết áp. Và huyết áp liên tục thay đổi tuỳ theo nhiều yếu tố khác nhau như: ăn uống, cảm xúc, do dùng thuốc, nhiệt độ, chế độ hoạt động…

Có tới 7 cấp độ tăng huyết áp dựa trên các chỉ số của huyết áp tâm thu và tâm trương và nhẹ nhất trong số đó là tăng huyết áp độ 1. Những triệu chứng của nó thường là: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mỏi mệt,… Có thể thấy rằng, những biểu hiện này có thể nhầm lẫn với bất cứ trạng thái sức khỏe nào khác nên người bệnh thường chủ quan và không thể biết mình mắc bệnh.

Bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm thu 149 – 159 mmHg,  huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg thì được coi là tăng huyết áp cấp độ 1. Nhóm bệnh nhân này nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì rất nhanh mà chuyển sang cấp độ 2,  cấp độ 3 và bệnh nhân đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

tang-huyet-ap-do-1
Tăng huyết áp độ 1 là khi chỉ số huyết áp tâm thu 149 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg

Bệnh nhân bị tăng huyết áp thường có xu hướng phát hiện bệnh khi biến chứng đã trở nên quá nặng. Nếu như trước kia tăng huyết áp dễ xảy ra ở những người lớn tuổi, người hay bị căng thẳng thần kinh thì càng trong những năm gần đây thì độ tuổi mắc bệnh càng trẻ hoá dần. Sinh viên, người lao động trẻ cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp?

Các yếu tố bên trong

  • Nhịp tim và lực co tim: Tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì sẽ tạo nên áp lực của máu lên thành động mạnh càng lớn và đi kèm là cảm xúc hưng phấn, hồi hộp càng cao khiến cho huyết áp cũng vì thế mà bị đẩy lên cao hơn.
  • Sức cản của mạch máu: Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ cao làm huyết áp tăng cao do lúc này thành mạch đàn hồi kém nên máu khó khăn di chuyển hơn.
  • Khối lượng máu: khối lượng máu tăng khi áp suất thẩm thấu tăng, thể tích máu cũng tăng lên khiến huyết áp tăng cao.
  • Độ quánh máu: Chỉ số máu càng đặc thì huyết áp càng cao.
  • Hoạt động của những cơ quan điều hoà huyết áp: hệ thần kinh – thể dịch.

Do các yếu tố bên ngoài

  • Thời điểm: Huyết áp ban đêm thấp hơn ban ngày do ban đêm chúng ta ít vận động hơn.
  • Hoạt động: Khi bạn hoạt động nhiều thì tim đập nhanh và làm huyết áp tăng cao hơn.
  • Tinh thần: Các trạng thái cảm xúc như xúc động hay căng thẳng đều kích thích huyết áp tăng cao.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu bị co lại tại vị trí ngoại vi, máu dồn về mạch lớn nên huyết áp bị đẩy lên.
  • Chế độ ăn: Cơ thể trữ nước nếu ăn quá nhiều muối, lúc này khối máu tăng lên kéo theo huyết áp cũng tăng theo.
  • Chế độ sinh hoạt: Bạn sẽ kiểm soát huyết áp tốt nếu thường xuyên tập thể dục. Người ít vận động sẽ có nguy cơ cao bị xơ vữa mạch máu, dễ bị tăng huyết áp.
  • Tuổi tác: Càng nhiều tuổi thì mạch máu  càng giảm độ đàn hồi và càng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Đâu là cách kiểm soát tăng huyết áp độ 1 tại nhà hiệu quả nhất?

cach-kiem-soat-tang-huyet-ap-do-1

Mặc dù tăng huyết áp độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh nhưng nó lại diễn biến nhanh chóng và chuyển sang cấp độ 2 và 3 với khoảng thời gian rất ngắn.

Do đó, việc theo dõi và kiểm soát huyết áp để có biện pháp điều trị từ sớm là rất quan trọng. Và thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày là việc làm hiệu quả nhất.

  • Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân thì nên xem xét việc giảm trọng lượng cơ thể, lý do là vì cân nặng quá lớn cũng có thể khiến bạn dễ bị tăng huyết áp hơn.
  • Giảm căng thẳng: Cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số huyết áp. Do đó, bạn nên tìm cách giải quyết các vấn đề gây căng thẳng để cơ thể luôn được thư giãn và thoải mái.
  • Chế độ ăn uống: Nên ưu tiên bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm chứa nhiều muối, đường tinh luyện, không dùng chất kích thích, nên bỏ thuốc lá…
  • Tập luyện thể dục hàng ngày khoảng 30 – 45 phút.
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng tăng huyết áp độ 1. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân bên cạnh.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán