Tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ có thể gây nên bệnh tăng huyết áp, đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra. Vậy hẹp eo động mạch chủ là gì? cơ chế tác động của nó gây tăng huyết áp và cách xử trí ra sao? Toàn bộ những thắc mắc xoay quanh vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Hẹp eo động mạch chủ là gì?

Hẹp eo động mạch chủ chính là tình trạng động mạch chủ bị hẹp ngang đoạn eo. Đây là một bệnh có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, nó cũng nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim bẩm sinh khi chiếm khoảng 5 đến 8%.

Hẹp eo động mạch chủ có nhiều dạng như:

  • Hẹp eo động mạch chủ dạng nếp gấp hay còn có tên gọi khác là tổn thương dạng thắt lưng
  • Hẹp eo động mạch chủ dạng ống do thiểu sản một đoạn động mạch chủ
  • Hẹp eo động mạch chủ dạng màng ngăn.
hep-eo-dong-mach-chu
Các dạng hẹp eo động mạch chủ

Cơ chế tăng huyết áp trong bệnh hẹp eo động mạch chủ

Tăng huyết áp là một bệnh lý thường gặp ở những người bị hẹp eo động mạch chủ. Giải thích cơ chế gây ra tăng huyết áp, các chuyên gia cho rằng việc tăng huyết áp ở những bệnh nhân bị hẹp eo động mạch chỉ không đơn thuần chỉ là do tắc nghẽn cơ học mà còn có 3 lý do để giải thích hiện tượng này đó là:

  • Yếu tố cơ học: tắc nghẽn sẽ làm tăng sức cản lên các mạch máu
  • Yếu tố thận: tắc nghẽn sẽ khiến máu lưu thông tới thận chậm gây thiếu máu thận
  • Yếu tố thần kinh: tắc nghẽn sẽ làm thay đổi cảm ứng áp lực động mạch cảnh.

Lưu ý: Trong 1 tuần sau khi bệnh nhân được phẫu thuật chữa hẹp eo động mạch chủ có thể gặp phải tình trạng tăng huyết áp kịch phát hay còn gọi là hiện tượng tăng huyết áp dội ngược do tăng hoạt động của hệ giao cảm và co thắt mạch máu phản ứng phần xa cũng như tăng hoạt động renin.

Các hình thái lâm sàng của tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hẹp eo động mạch chủ sẽ biểu hiện sớm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường trong các trường hợp hẹp eo động mạch chủ trước ống động mạch, bệnh cảnh lâm sàng nặng. 

Trẻ có tuần hoàn phụ thuộc ống động mạch, khi ống động mạch tắt, tình trạng tưới máu phần dưới cơ thể sẽ không còn, dẫn đến trụy mạch.

Bởi vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được kiểm tra kỹ sau sinh, bắt mạch, đo huyết áp tứ chi để phát hiện sớm. Khi mạch bẹn yếu, huyết áp chi trên và dưới chênh lệch nhau báo hiệu yếu tố gợi ý hẹp eo động mạch chủ ở trẻ sơ sinh.

Tắc nghẽn đường ra thất trái là một chẩn đoán phân biệt quan trọng với hẹp eo động mạch chủ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị hẹp eo động mạch chủ và suy tim hay chẩn đoán nhầm với sốc nhiễm khuẩn hay bệnh lý tại phổi trong một số trường hợp.

Ở trẻ lớn và người lớn

ở trẻ đã lớn và người lớn biểu hiện của hẹp eo động mạch chủ cũng rõ ràng hơn. Tuy nhiên chỉ 4% trẻ em trên 1 tuổi được chẩn đoán đúng bị hẹp eo động mạch chủ trước khi chuyển đến khám chuyên khoa tim mạch ngay cả khi có bất thường mạch bẹn, tăng huyết áp chi trên trong phần lớn trường hợp. Ở đối tượng này có thể nhận biết bệnh bởi một số biểu hiện như: tăng huyết áp chi trên, nghe được tiếng thổi ở gian sườn II cạnh ức trái hoặc ở phía sau lưng do chảy máu qua chỗ hẹp. Người bệnh nên được đo huyết áp cả 2 tay, chân để so sánh.

Xem thêm: Tiền tăng huyết áp: Những điều cần biết

Cách chẩn đoán tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ

Để có thể chẩn đoán được bệnh tăng huyết áp đến từ nguyên nhân do hẹp eo động mạch chủ, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT hay MRI, siêu âm tim, Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ để chẩn đoán tăng huyết áp do hẹp eo động nhằm xác định được chính xác vị trí, mức độ hẹp, kích thước và các tổn thương liên quan.

Người bệnh bị tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ

Cần xử trí như thế nào đối với tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ?

Các biện pháp cần xử trí với trường hợp tăng huyết áp do eo động mạch chủ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp và kịp thời. Có thể là những biện pháp giúp mở lại ống động mạch, đồng thời hồi sức tích cực để ổn định sức khỏe của bệnh nhân và mổ cấp cứu, sửa chữa hẹp eo tái tạo lưu thông qua chỗ hẹp.

Bệnh tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì vậy cần được phát hiện kịp thời để được can thiệp sớm nhất giúp người bệnh hạn chế tối đa hệ lụy. 

Trên đây là những thông tin về vấn đề hẹp động mạch chủ gây tăng huyết áp, hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin xoay quanh vấn đề này cho mọi người. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hãy gọi lại cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi và tư vấn, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp toàn bộ câu hỏi.

Chúc các bạn vui khỏe.

Hạ áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán