Tăng huyết áp đột ngột: nguyên nhân, cách nhận biết và phòng ngừa

Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến, bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột mà  không được xử trí kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: vỡ mạch máu, tắc hẹp động mạch, nhồi máu não, suy tim cấp, xuất huyết não, thậm chí là tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột? Có những dấu hiệu nào nhận biết và phòng ngừa các cơn tăng huyết áp đột ngột?

Thế nào được gọi là tăng huyết áp đột ngột?

tang-huyet-ap-dot-ngot

Tình trạng huyết áp đột nhiên tăng rất cao kịch phát, có thể lên đến 200mmHg hoặc trên 200mmHg thì được gọi là tăng huyết áp đột ngột. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như:

  • Bị đau đầu dữ dội, xây xẩm mặt mày và choáng váng.
  • Khó nói chuyện, mắt nhìn mờ.
  • Tim đập nhanh bất thường, khó thở, đau tức ngực.
  • Buồn nôn, nôn, chảy máu cam.
  • Chân tay yếu, không nhấc được, không cử động được, đi lại khó, không cầm được đồ vật, bị ngã…
  • Cơ mặt lệch 1 bên, miệng bị méo.
  • Lượng nước tiểu giảm đi đáng kể.
  • Xuất hiện tình trạng co giật, hôn mê, tinh thần không tỉnh táo.

Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm thế nào với người bệnh?

Huyết áp chính là áp lực mà dòng máu trong lòng động mạch tạo ra để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, nó được chi phối bởi sức cản của mạch máu và lực co bóp của tim.

Nếu chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg thì được coi là cao huyết áp.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng: chỉ số huyết áp không cố định ở 1 mức mà nó sẽ thay đổi nếu có sự tác động như: cảm xúc, vận động, tình trạng sức khoẻ, uống cafe, hút thuốc lá, thay đổi tư thế… Những thay đổi này không kéo dài mãi mà cơ thể sẽ phối hợp nhiều cơ chế khác nhau để đưa mức huyết áp về mức bình thường, bảo vệ sức khoẻ.

Nếu như huyết áp tăng nhanh và tăng cao liên tục thì áp lực trong lòng mạch máu quá lớn chính là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng ở hệ tim mạch, nguy hiểm nhất chính là vỡ mạch máu. Trong trường hợp mạch máu não bị vỡ thì sẽ gây xuất huyết não. Lúc này, bệnh nhân bị nói khó, liệt, lú lẫn, hôn mê.

Và nếu như bệnh nhân bị phình bóc tách động mạch chủ trước đó thì nguy cơ bị tử vong là rất cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị nhồi máu não, nhồi máu cơ tim do các mạch máu lúc này bị hẹp lại.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải đối mặt với biến chứng phù phổi cấp, suy thận cấp, suy tim cấp, chảy máu mũi liên tục, mù mắt do bị xuất huyết võng mạc.

Đâu là những triệu chứng tăng huyết áp đột ngột?

Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ rệt, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Người bệnh không có biểu hiện gì rõ ràng, chỉ khi bệnh tới giai đoạn nguy hiểm, sức khoẻ và tính mạng bị đe doạ thì nhiều người mới đi khám và phát hiện bệnh.

Một số bệnh nhân huyết áp cao đi khám do gặp phải những biểu hiện sau đây:

  • Đột ngột yếu liệt nửa người
  • Bị miệng méo
  • Bị đau ngực, khó thở
  • Ho ra máu
  • Mắt nhìn bị mờ
  • Chảy máu cam, bị lơ mơ

Khi gặp phải trường hợp này, cho dù người bệnh được đưa về mức huyết áp bình thường thì các cơ quan cũng bị tổn thương nhiều, khó mà khôi phục lại như trước.

trieu-chung-tang-huyet-ap-dot-ngot
Đau đầu và chóng mặt là một trong những dấu hiệu thường thấy khi huyết áp lên cao đột ngột

Với một số người nhạy cảm hơn với các thay đổi của cơ thể, có thể nhận biết huyết áp của mình đang tăng cao thông qua một số biểu hiện sau:

  • Đau đầu, đau gáy.
  • Bị cứng cổ, chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Xuất hiện cảm giác bứt rứt, lo lắng mơ hồ

Trong trường hợp này, người bệnh nên tìm chỗ ngồi nghỉ và tiến hành đo chỉ số huyết áp ngay để có biện pháp khắc phục, hạ huyết áp.

Đâu là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao đột ngột?

Ngừng dùng thuốc

Có thể nói rằng, đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh cao huyết áp bị tăng huyết áp. Thường thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn dùng các loại thuốc kiểm soát chỉ số huyết áp. Một khi ngừng dùng thuốc thì huyết áp sẽ tăng cao bất ngờ.

Quan trọng là bệnh nhân cao huyết áp xác định phải gắn bó với bệnh và dùng thuốc suốt đời để kiểm soát huyết áp. Đặc biệt, bạn cần đi khám theo định kỳ và tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc.

Uống thuốc liều thấp sẽ được bác sĩ chỉ định nếu như huyết áp ổn định hơn nhưng trong một số trường hợp nó cũng làm huyết áp tăng cao bất ngờ. Do đó, phải chủ động theo dõi và tự đo huyết áp tại nhà.

Chế độ ăn chưa khoa học

Chế độ ăn quá mặn, dư thừa nhiều muối là sai lầm mà nhiều người mắc phải và đây chính là nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao và máu không cung cấp đủ lượng oxy cũng như chất dinh dưỡng tới khắp các cơ quan của cơ thể.

Một số loại thức ăn như dưa chua, đồ ăn sẵn, khoai tây chiên, ăn quá nhiều thịt đỏ, uống nhiều rượu cũng sẽ tác động, làm huyết áp bị đẩy lên cao.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Hầu hết các loại thuốc trị bệnh đều có tác dụng phụ kèm theo, ngay cả thuốc trị ho hay cảm lạnh cũng có thể khiến bạn mệt mỏi, tác động tới tình hình của huyết áp.

Đặc biệt, một số loại thuốc khi dùng chung với thuốc trị huyết áp có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng tới chỉ số huyết áp của người bệnh.

Khi dùng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào cũng nên trao đổi và nghe tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới huyết áp.

Do một số bệnh lý gây tình trạng tăng huyết áp đột ngột

Một số bệnh lý có thể tác động và gây nên tình trạng huyết áp cao, những trường hợp này được y học gọi là tăng huyết áp thứ phát.

nguyen-nhan-tang-huyet-ap-dot-ngot-do-benh-ly
Huyết áp tăng cao đột ngột có thể do nguyên nhân từ một số bệnh lý

Trong đó phải kể đến bệnh lý hẹp động mạch thận 2 bên, khi không được can thiệp kịp thời thì có thể gây suy tim, ảnh hưởng tới huyết áp.

Ngoài ra, bệnh nhân bị u tủy thượng thận cũng có thể gây tăng huyết áp đột ngột vì người bệnh bị dư thừa hormone adrenaline và noradrenaline và làm huyết áp tăng cao đột ngột.

Có thể phòng tránh tăng huyết áp đột ngột bằng cách nào?

phong-tranh-tang-huyet-ap-dot-ngot
Khi bị tăng huyết áp đột ngột thì người bệnh cần nghỉ ngơi và thư giãn

Tăng huyết áp là một bệnh lý không thể trị khỏi, người bệnh cần phải dùng thuốc và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Cụ thể như:

  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm có hại cho sức khoẻ như cà phê, thuốc lá và rượu bia.
  • Hạn chế tiêu thụ muối, nên ăn nhạt để cải thiện chứng cao huyết áp.
  • Giảm tiêu thụ lượng chất béo bão hòa và cholesterol xấu từ các loại đồ ăn như: thức ăn nhanh, đồ chiên rán, chế biến sẵn.
  • Ưu tiên bổ sung thực phẩm tươi từ rau củ, trái cây, các loại chất béo không bão hòa. 
  • Nên tập thể dục khoảng 30 – 45 phút/ ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe cơ thể nói chung.
  • Tránh tự ý ngưng thuốc hoặc dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định.
  • Không quên uống thuốc, phải chú ý dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc trị cảm cúm…
  • Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh quá căng thẳng, lo âu, mất ngủ…

Tăng huyết áp đột ngột là trường hợp vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì người bệnh có nguy cơ cao bị vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, hôn mê… gây nên những biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người, thậm chí là tử vong.

Do đó, nếu bạn có tiền sử bị bệnh hoặc nguy cơ cao bị bệnh tăng huyết áp thì cần thăm khám sức khỏe định kỳ, chủ động theo dõi và kiểm tra chỉ số huyết áp tại nhà. Khi có dấu hiệu bất thường cần bình tĩnh, liên hệ với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời và đúng cách.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán