Những xét nghiệm cần làm khi chẩn đoán tăng huyết áp

Để tiến hành chẩn đoán tăng huyết áp, bên cạnh những bước thăm khám thông thường, các bác sĩ sẽ cần làm một số xét nghiệm kèm theo. Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp chính là một trong những biện pháp cận lâm sàng để đưa ra đánh giá và kết luận ở các bệnh nhân bị tăng huyết áp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp.

Chẩn đoán tăng huyết áp

Mục đích của việc chẩn đoán tăng huyết áp là giúp bác sĩ đưa ra những đánh giá về tình trạng cũng như mức độ ở các bệnh nhân tăng huyết áp. Từ đó, có biện pháp xử trí hiệu quả cho từng trường hợp và giảm các nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp gây ra.

huyet-ap-cao-va-roi-loan-tien-dinh-1

Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp là tình trạng khi mà chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg.
  • Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Trong thực tế, việc chẩn đoán tăng huyết áp cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán tăng huyết áp dựa trên tiền sử bệnh

Hầu hết các bệnh nhân trong giai đoạn đầu của tăng huyết áp thường không có triệu chứng nhận biết rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể cho thấy sự xuất hiện của tăng huyết áp thứ phát hoặc biến chứng liên quan đến tăng huyết áp. Vì vậy, để xác định tình trạng tăng huyết áp, bác sĩ thường sẽ tập trung vào việc thu thập thông tin về lịch sử bệnh và tiền sử gia đình của bệnh nhân.

Các dữ liệu về chỉ số huyết áp khởi phát và theo dõi theo thời gian cần được ghi nhận và so sánh. Đồng thời, cũng cần kiểm tra loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cũng như lịch sử sử dụng thuốc để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.

Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp bao gồm:

  • Bệnh lý tim mạch
  • Tiền sử các bệnh khác: Tiểu đường, rối loạn lipid máu…
  • Chế độ ăn uống hàng ngày
  • Thói quen sinh hoạt

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá tổng thể về nguy cơ tim mạch, các triệu chứng của tăng huyết áp hoặc các bệnh lý đi kèm (nếu có) như:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Phù ngoại biên
  • Giảm thị lực
  • Tiểu đêm
  • Chóng mặt

Có thể liệt kê nhanh một số triệu chứng gợi ý tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

  • Yếu cơ
  • Chuột rút
  • Rối loạn nhịp tim
  • Vã mồ hôi
  • Hồi hộp
  • Đau đầu

Thăm khám lâm sàng để chẩn đoán tăng huyết áp

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp để kiểm tra tình trạng tăng huyết áp cụ thể, xác định vấn đề tăng huyết áp gây tổn thương tới những cơ quan đích nào. Theo đó, bệnh nhân sẽ được khám tuần hoàn và tim cũng như một số cơ quan khác bao gồm: tuyến giáp, chỉ số khối và tích tụ mỡ…

Những xét nghiệm, test chẩn đoán tăng huyết áp bổ sung

Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp được bác sĩ chỉ định sẽ phụ thuộc vào tình trạng, mức độ cụ thể của từng bệnh nhân.

Những loại xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp

Hiện nay, bệnh lý tăng huyết áp có thể được chẩn đoán thông qua nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đo huyết áp. Cách này cho phép phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp và cũng có thể thực hiện tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế bằng các thiết bị đo huyết áp chuyên dụng.

Ngoài việc đo huyết áp, để đưa ra đánh giá và chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp, bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác. Các xét nghiệm này thường được tiến hành tại cơ sở y tế, sử dụng đầy đủ các thiết bị và máy móc hỗ trợ.

Mục đích của những xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp này là để loại trừ những tác nhân cụ thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình trạng này đến tim và những yếu tố nguy cơ khác.

Dựa trên kết quả xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị cụ thể cho bệnh nhân và đề xuất sự thay đổi trong lối sống để đảm bảo hiệu quả.

Và sau đây là những loại xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp thường được bác sĩ chỉ định:

Đo điện tâm đồ (ECG)

xet-nghiem-chan-doan-tang-huyet-ap-bang-dien-tam-do

Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp bằng phương pháp đo điện tâm đồ đóng vai trò rất quan trọng  trong quá trình chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp vì nó cho phép đánh giá các tổn thương ở tim, xác định mức độ phì đại của tim cũng như phát hiện tình trạng tắc nghẽn dòng máu do cholesterol… gây nên tình trạng tăng huyết áp. 

Điều đáng nói là quy trình điện tâm đồ nhẹ nhàng, không gây đau đớn như nhiều người lo sợ. Thời gian tiến hành toàn bộ quá trình này cũng chỉ kéo dài vài phút, vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Các kỹ thuật viên y tế sẽ đặt các điện cực chứa chất dẫn điện lên vùng ngực, tay và chân của bạn. Chúng sẽ thu thập và truyền tín hiệu điện do sự co bóp của tim phát ra, sau đó gửi dữ liệu này đến máy. Sau đó, dữ liệu này sẽ được biểu diễn thành biểu đồ trên giấy hoặc trên màn hình.

Siêu âm tim (echocardiogram) để chẩn đoán tăng huyết áp

xet-nghiem-chan-doan-tang-huyet-ap-bang-sieu-am-tim

Trong quá trình chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân siêu âm tim. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để đánh giá hoạt động của tim, nó cũng nhẹ nhàng như khi làm điện tâm đồ, hoàn toàn không đau đớn, thời gian hoàn thành khoảng 30 – 45 phút.

Bác sĩ sẽ thoa một lớp gel lên khu vực lồng ngực, sau đó sử dụng đầu dò siêu âm để thu được kết quả hình ảnh của tim trong quá trình co bóp. Dữ liệu thu được sẽ hiển thị trên màn hình của máy siêu âm.

Siêu âm tim được đánh giá là phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp hiệu quả, nó cho phép phát hiện sớm các biến chứng ở tim như:

  • Phì đại
  • Bất thường ở thành tim
  • Bất thường ở van tim
  • Hình thành cục máu đông

Siêu âm tim còn được áp dụng để đánh giá phân suất tống máu (khả năng đẩy máu ra khỏi tim), cung cấp thông tin chi tiết hơn so với điện tâm đồ. Tuy nhiên, chi phí cho việc siêu âm tim sẽ cao hơn một chút.

Chẩn đoán tăng huyết áp bằng xét nghiệm máu

xet-nghiem-chan-doan-tang-huyet-ap-bang-xet-nghiem-mau

Xét nghiệm máu là một phương pháp được cho là hiệu quả, đơn giản và nhanh chóng để đánh giá các thông số liên quan đến protein, chất máu, đường huyết, khoáng chất… có trong máu. Đối với các bệnh nhân tăng huyết áp, việc tiến hành kiểm tra máu một hoặc nhiều lần là cần thiết để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Đồng thời, việc tiến hành xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra được một số bệnh lý khác như:

  • Tăng cholesterol
  • Tiểu đường
  • Vấn đề ở thận

Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tăng huyết áp

xet-nghiem-chan-doan-tang-huyet-ap-bang-xet-nghiem-nuoc-tieu

Đây là một loại xét nghiệm chuyên sâu được thực hiện để kiểm tra chức năng của thận và bàng quang. Bác sĩ có thể sử dụng que thử hoặc thu thập mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ để đánh giá lượng muối trong nước tiểu, từ đó đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như u tuỷ thượng thận, hội chứng Cushing.

Ngoài ra, xét nghiệm chuyên sâu này cũng có thể giúp phát hiện sớm tiền sản giật ở những thai phụ mắc tình trạng tăng huyết áp.

Kiểm tra mắt để chẩn đoán tăng huyết áp

xet-nghiem-chan-doan-tang-huyet-ap-bang-kiem-tra-mat

Thực hiện kiểm tra mắt có thể giúp bạn xác định tình trạng tăng huyết áp. Theo đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng thiết bị đặc biệt để kiểm tra các mạch máu nhỏ phía sau mắt. Bằng kiểm tra này, bác sĩ có thể đánh giá và phát hiện các tổn thương do tình trạng tăng huyết áp gây ra.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, các mạch máu trong cơ thể có thể trở nên cứng hơn, thu hẹp hơn, hoặc thậm chí bị vỡ. Khi mạch máu ở nhãn cầu bị tổn thương, nó cho thấy mạch máu ở những vị trí khác cũng chịu sự tác động tương tự.

Một số thăm dò chẩn đoán tăng huyết áp khác

Khi bạn có dấu hiệu lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm ban đầu gợi ý đến sự xuất hiện của tăng huyết áp thứ phát hoặc các biến chứng của tăng huyết áp, bác sĩ sẽ quyết định tiến hành các thăm dò chẩn đoán bổ sung.

Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp khác có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Chụp đài bể thận đường tĩnh mạch
  • Siêu âm thận
  • Thận đồ bằng đồng vị phóng xạ
  • Chụp cắt lớp
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
  • Chụp động mạch thận
  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Tỉ số renin – aldosterone
  • Cortisol nước bọt cuối ngày
  • Tỉ số albumin/ creatinin niệu
  • Nồng độ axit uric máu

Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp là tiên phát, vì vậy thường không cần thực hiện một loạt thăm dò chẩn đoán trước khi bắt đầu điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như: công thức máu, chức năng thận, điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu, và điện tâm đồ sau khi đưa ra chẩn đoán.

Trong trường hợp điều trị chuẩn không mang lại kết quả hoặc các triệu chứng gợi ý nguyên nhân của tăng huyết áp có thể là do thứ phát, bác sĩ sẽ quyết định tiến hành các thăm dò bổ sung.

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp mà bạn nên biết. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và điều kiện của cơ sở y tế cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác nhau để đảm bảo chẩn đoán tăng huyết áp chính xác và điều trị hiệu quả.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán