Có phải nước ép cần tây hạ huyết áp?

Cần tây không chỉ dừng lại chỉ là một thực phẩm hiện hữu trong bữa cơm hàng ngày mà nó còn là một loại thực phẩm có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm. Trong những tác dụng của cần tây nhiều người cho rằng nước ép cần tây có khả năng chống lại tình trạng viêm, cholesterol cao, giúp hạ huyết áp… Vậy sự thật cần tây có tốt không? Có phải nước ép cần tây hạ huyết áp không? Hãy dành 5 phút để đọc bài viết và tìm ra câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Nước ép cần tây có tốt không?

Trong thân và hạt của cần tây có chứa tới 90,5% là nước và khá nhiều vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa dồi dào. Cụ thể, cần tây có hàm lượng Viatmin A, b2, B6, C, K khá cao. Ngoài ra loại rau này còn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng như Kali, mangan, folate, axit pantothenic, Mn, sắt, Cu và các chất xơ… Đồng thời, nó còn chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm mạnh. Đặc biệt loại thực phẩm này có chứa ít đường và calo nên rất phù hợp để lựa chọn thành một bữa ăn phụ tốt cho sức khỏe.

Có phải nước ép cần tây hạ huyết áp?

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã cho thấy Cần tây có khả năng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng huyết áp cao. Nhờ có chứa hoạt chất 3-n-butylphthalide (3nB) nên có khả năng hạ huyết áp bằng việc làm giảm đi sự tích tụ chất béo trong động mạch và tăng tính đàn hồi của thành động mạch.

Cách dùng cần tây hạ huyết áp

bi-quyet-ha-huyet-ap-moi-ngay-voi-cach-lam-nuoc-ep-can-tay-don-gian
Sử dụng nước ép cần tây giúp hạ huyết áp hiệu quả

Nước ép cần tây rất tốt cho người tăng huyết áp và được coi là cách hạ huyết áp bằng dân gian tại nhà hiệu quả, nhưng để sử dụng sao cho hiệu quả nhất thì còn phụ thuộc vào cách dùng. Có thể điểm qua một số cách sử dụng của cần tây bạn có thể dùng để hạ huyết áp nhé:

  • Dạng nước ép: Bạn chỉ cần chuẩn bị lấy 1 đến 2 bó cần tây mang ra cắt gốc và lá rửa sạch (làm nước ép chúng ta chỉ ép phần cọng lá thôi). Sau đó cho phần cọng lá đã rửa sạch vào máy ép  để ép lấy nước( máy ép nhanh hay chậm đều được) vậy là bạn đã có một ly nước ép cần tây đầy dưỡng chất. Bạn có thể uống luôn hoặc để trong tủ lạnh uống trong ngày. Nếu cảm thấy khó uống bạn có thể mix thêm táo, dứa, đường, mật ong… Không có máy ép bạn cũng có thể dùng máy xay sinh tố để làm, bạn nên cắt cần tây thành từng miếng kích thước khoảng 2,5cm, thêm một nửa cốc nước vào máy xay, xay trong 1 phút rồi lọc lấy nước. Hoặc bạn có thể giã rau cần tây rồi vắt lấy nước
  • Dạng nước sắc: Ngoài dạng ép bạn có thể mang đi sắc lấy nước uống. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chuẩn bị khoảng 50g đến 100g cần tây mang đi rửa sạch thái thành đốt ngón tay, sau đó cho vào ấm đổ thêm 3 bát nước vào đem sắc còn 1 bát thì dừng. Mỗi ngày uống 3 lần cho tới khi huyết áp ổn định.
  • Chế biến thành món ăn: chuẩn bị 100g rau cần tây, 100g thịt lợn, 30g nấm hương, 10g dâu, 5g hành, 300ml nước luộc gà, 5g gừng kèm gia vị như dầu, muối. Sau đó bạn cho ít dầu vào chảo nóng, phi thơm gia vị rồi cho các nguyên liệu vào cùng với nước luộc gà, đun nhỏ lửa trong 20 phút, chia ăn 2 – 3 lần trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng nước ép cần tây

Cần tây và nước ép cần tây có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cụ thể:

  • Do cần tây có chứa chất hóa học mang tên psoralen – phản ứng với ánh sáng mặt trời. Vì vậy có thể làm tăng độ nhảy cảm của da với tia cực tím, làm gia tăng nguy cơ bị viêm da và tổn thương da do ánh nắng mặt trời.
  • Cũng như những loại thực phẩm khác, cũng có một số người sẽ dị ứng với cần tây gây ra các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về hô hấp, da bị phát bạn, có thể gây sốc phản vệ thậm chí là tử vong. Vì vậy, nếu bạn gặp triệu chứng của sốc phản vệ như khó thở, phát ban, sưng tấy, thắt chặt cổ họng, tiêu chảy, buồn nôn, khàn tiếng, đau bụng, chóng mặt, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim hoặc tim ngừng đập thì cần đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức
  • Trong 40g cần tây sẽ chứa khoảng 30mg natri. Chính vì vậy nếu bạn tiêu thụ nhiều cần tây thì nên hạn chế dung nạp natri ở các hình thức khác để tránh việc dung nạp quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp cũng như tích nước trong cơ thể.
  • Cần tây không nên sử dụng cho người hạ huyết áp
  • Không nên để cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần bởi nó sẽ làm tăng gấp 25 lần chất furanocoumarin trong cần tây, có thể gây ung thư.

 

nuoc-ep-can-tay
Sử dụng nước ép cần tây hạ huyết áp cần lưu ý tác dụng phụ

Xem thêm: Người bị huyết áp cao có uống được lá vối không?

Biện pháp giúp giảm huyết áp khác

Ngoài việc dùng nước ép cần tây hạ huyết áp, bạn còn cần áp dụng các cách sau để làm giảm huyết áp:

  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người nên hoạt động với cường độ trung bình 150 phút/tuần hoặc với cường độ mạnh 75 phút/tuần để thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Giảm cân: việc thừa cân béo phì sẽ khiến tim của bạn phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy hãy cố gắng giảm cân duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải cũng là một biện pháp giúp giảm huyết áp hiệu quả.
  • Ăn uống khoa học với chế độ ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thực phẩm chiên rán
  • Nên bỏ hút thuốc bởi khói thuốc mà bạn hút vào cơ thể sẽ khiến huyết áp của bạn tăng lên trong thời gian ngắn. Về lâu dài, sẽ khiến các động mạch trở nên xơ cứng gây huyết áp cao.
  • Hạn chế để cơ thể bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài. Hãy tìm những biện pháp lành mạnh để kiểm soát căng thẳng. Thư giãn nhiều hơn sẽ giúp giảm huyết áp.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “có phải nước ép cần tây hạ huyết áp không?” cũng như những lưu ý khi sử dụng loại nước ép này giúp đạt hiệu quả tối đa. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.

Chúc các bạn sức khỏe, vui vẻ.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán