Tại sao suy thận lại dẫn đến tăng huyết áp?

Suy thận là một bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh và đang có xu hướng gia tăng. Ngoài ra các chuyên gia còn nhận thấy rằng các trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh suy thận đều có xuất hiện biến chứng thường gặp nhất là tăng huyết áp. Vậy tại sao suy thận lại dẫn đến tăng huyết áp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Suy thận là gì?

Trước khi đi tìm hiểu lý do tại sao suy thận lại dẫn đến tăng huyết áp chúng ta hãy đi tìm hiểu suy thận là gì?

Thận là bộ phận nằm ở hai bên cột sống có nhiệm vụ lọc và đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra thận còn giúp lọc máu, điều hòa thể tích máu, kiểm soát độ PH của các dịch ngoại bào, toan kiềm, điện giải, kích thích quá trình tạo máu của cơ thể cũng như tổng hợp Vitamin D. Vì một lý do nào đó khiến quá trình lọc, điều tiết và đào thải của thận bị ảnh hưởng sẽ khiến các độc tố bị ứ đọng trong cơ thể gây nên bệnh suy thận. Trong y khoa, bệnh suy thận bao gồm các tình trạng sau:

  • Tổn thương thận cấp: đây là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm nhưng chỉ bị trong một vài giờ hoặc một vài ngày sau đó có thể tự phục hồi quay trở lại trạng thái bình thường nếu được điều trị đúng cách.
  • Suy thận cấp: Cũng là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm nhưng trường hợp này nghiêm trọng hơn. Tình trạng này thường phải xử lý bằng chạy thận nhân tạo nhằm mục đích kiểm soát cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời giúp bảo toàn tính mạng cho người bị bệnh.
  •  Bệnh thận mạn: Khi bị suy giảm chức năng thận liên tục trong vòng 3 tháng kèm theo một số triệu chứng bất thường ở đường nước tiểu, thận hoặc mô học được phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán. Khi bệnh nhân bị suy thận ở tình trạng bị bệnh thận mạn, các chức năng của thận không có khả năng tự hồi phục.
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối: Khi bước vào giai đoạn này chức năng thận của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng và nguy cơ cao bệnh nhân cần phải thay thế thận để bảo toàn tính mạng.
tai-sao-suy-than-lai-dan-den-tang-huyet-ap
Suy thận khiến chức năng thận suy giảm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Các triệu chứng của suy thận

Khi bị suy thận, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Huyết áp cao
  • Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm
  • Khó đi tiểu
  • Lượng nước tiểu giảm
  • Bị phù chân tay, mặt… do cơ thể giữ nước
  • Luôn có cảm giác đắng miệng
  • Không muốn ăn
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn
  • Đau nhức mình mẩy, xương khớp
  • Thường xuyên bị chảy máu chân răng
  • Da trở nên nhợt nhạt, xanh xao do thiếu máu
  • Môi thâm
  • Suy giảm ham muốn tình dục

Xem thêm: Tăng huyết áp gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh lý

Mối quan hệ giữa suy thận và tăng huyết áp?

Thận là một cặp cơ quan điều tiết nằm ở hai bên lưng. Chức năng chính của nó là hoạt động như một hệ thống lọc giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Thận và hệ tuần hoàn hoạt động phụ thuộc vào nhau để hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chức năng chính trong cơ thể. Thận giúp lọc chất thải và các chất lỏng trong máu. Để làm được điều này, thận phải cần đến sự hỗ trợ rất lớn từ các mạch máu. Khi những mạch máu này bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động hiệu quả. Đây cũng chính là lý do tại sao huyết áp cao (HBP hoặc tăng huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Theo thời gian, huyết áp cao không được kiểm soát có thể khiến các động mạch quanh thận bị hẹp, yếu hoặc cứng lại, dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ máu cho các mô thận. Một số tình trạng tổn thương ở thận do huyết áp cao gây ra, bao gồm:

  • Sẹo thận (xơ hóa cầu thận): xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị sẹo, dẫn đến không thể lọc được chất lỏng và chất thải từ máu một cách hiệu quả. Viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận.
  • Suy thận: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Các mạch máu bị tổn thương làm cản trở chức năng lọc chất thải của thận, gây ra tình trạng tích tụ các chất lỏng. Bệnh nhân bị suy thận cần phải được lọc máu hoặc thực hiện ghép thận.

Nhìn chung, suy thận và tình trạng cao huyết áp đều có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Như đã đề cập ở trên, huyết áp cao có thể gây ra bệnh thận, trong khi đó, một biến chứng hàng đầu của suy thận mạn lại là cao huyết áp. Thận không chỉ có vai trò lọc các chất lỏng trong cơ thể mà nó còn có nhiệm vụ đặc biệt khác là cân bằng huyết áp ở mức ổn định. Một khi thận bị tổn thương sẽ kéo theo sự suy giảm các chức năng thận, trong đó có khả năng điều hòa huyết áp. Sự phá vỡ thế cân bằng này khiến cho mức huyết áp bị tăng cao quá mức cho phép, có thể gây ra các hệ lụy sức khỏe khác cho người bệnh, chẳng hạn như bệnh tim hoặc đột quỵ. Dưới đây là một số bệnh thận thường gặp có khả năng cao làm tăng huyết áp, bao gồm:

  • Bệnh hẹp động mạch thận: đây là căn bệnh về thận dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp nhất. Khi các động mạch thận bị hẹp lại sẽ làm cho lưu lượng máu đi qua thận bị giảm xuống, đồng thời làm tăng tiết chất aldosteron và angiotensin, dẫn đến tăng huyết áp. Căn bệnh này không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp mà nó còn là tác nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm về thận, nhất là suy thận mạn.
  • Viêm bể thận mãn tính: bể thận là cầu nối giữa thận và niệu quản. Tình trạng viêm bể thận mãn tính xảy ra khi bể thận bị viêm nhiễm do sỏi. Các triệu chứng của viêm bể thận bao gồm sốt, rối loạn bài niệu, đái dắt, đái buốt, hông có cảm giác căng tức, hoặc bị đau bụng. Ngoài ra, chứng bệnh này còn dẫn đến tăng huyết áp ác tính (có xu hướng tiến triển không ngừng).
  • Viêm cầu thận: có hai loại viêm cầu thận, bao gồm viêm cầu thận cấp tính và mãn tính. Bệnh xảy ra là do rối loạn miễn dịch hoặc sự phức hợp các kháng thể, kháng nguyên của liên cầu tan máu nhóm A. Biến chứng thường gặp nhất của viêm cầu thận là tăng huyết áp. Theo thống kê cho thấy, có hơn một nửa số người bị viêm cầu thận đều có huyết áp cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các động mạch ở thận bị bít tắc, khiến các tiểu cầu thận bị sưng phồng và thay đổi kích thước.
  • Bệnh thận đa nang: phản ánh tình trạng thận xuất hiện nhiều nang. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là tăng huyết áp tâm trương kịch phát ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh thận đa nang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, suy thận bắt nguồn từ bệnh lý cao huyết áp và ngược lại, tình trạng cao huyết áp là biến chứng hoặc hậu quả của bệnh thận. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt mức huyết áp để ngăn ngừa bệnh thận, đồng thời, những bệnh nhân đã bị suy thận thì cần phải được điều trị sớm và kịp thời để phòng tránh rủi ro cao huyết áp.

xo-cung-than-lanh-tinh-do-than-ton-thuong-lau-dai
Suy thận dẫn đến tăng huyết áp

Các biện pháp điều trị suy thận

Để ngăn ngừa các tổn thương ở thận do huyết áp cao gây ra, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Cố gắng kiểm soát huyết áp ở mức hợp lý dưới 140/90 mmHg
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn nhạt, ăn ít chất béo hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều phốt-pho như phô mai, sữa chua, bia,…
  • Tập thể dục thường xuyên- khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tại sao suy thận lại dẫn đến tăng huyết áp. Nếu còn câu hỏi nào xoay quanh vấn đề suy thận, tăng huyết áp cũng như những nguy hiểm mà căn bệnh cao huyết áp gây ra hãy liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được giải đáp.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán