Sự nguy hiểm của tăng huyết áp khi mang thai, những ai có nguy cơ mắc phải?

Theo thống kê thì có tới 6% sản phụ khi mang thai bị tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn, việc tăng huyết áp khi mang thai có khả năng tiến triển khiến chị em bị tiền sản thật gây nguy hiểm cho chính bản thân sản phụ và thai nhi. Cụ thể những nguy hiểm của tăng huyết áp khi mang thai là gì? những ai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tìm hiểu hiện tượng tăng huyết áp ở bà bầu

Theo thống kê, có khoảng 10 – 15 % phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp, trong  số đó có khoảng 0,2% lên cơn tiền sản giật. Huyết áp cao không những gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ mà còn gây nguy hiểm cho cả thai nhi. Cụ thế, có xấp xỉ 9% thai nhi bị chết trong tử cung do người mẹ trong quá trình mang thai bị cao huyết áp cao, khoảng 15 % thai nhi bị suy dinh dưỡng

tang-huyet-ap-khi-mang-thai

Những ảnh hưởng mà tăng huyết áp thai kỳ gây ra cho mẹ và thai nhi?

Tăng huyết áp thai kỳ gây ảnh hưởng khá lớn đến mẹ và thai nhi. Cụ thể:

  • Làm giảm lòng máu cung cấp đến thai khiến thai nhi không nhận đủ lượng chất dinh dưỡng cũng như oxy cần thiết nên sẽ chậm phát triển, thai nhi nhẹ cân, sinh non ảnh hưởng lớn đến bé sau này khi bé sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn và một số vấn đề khác…
  • Nhau bong non: trong thai kỳ bị tăng huyết áp khả năng cao sẽ gặp phải tiền sản giật làm cho nhau thai bong ra khỏi tử cung trước thời điểm sinh đẻ gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Điển hình như biến chứng thiếu máu nặng hoặc có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến rối loạn đông máu và nặng hơn là tử vong cho cả mẹ và bé.
tang-huyet-ap-khi-mang-thai-1
Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây bong nhau thai
  • Tổn thương một số hệ cơ quan trong cơ thể sản phụ: Tăng huyết áp thai kỳ khiến cho một số cơ quan như thận, gan, phổi hoặc não có nguy cơ bị tổn thương và hủy hoại, gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
  • Sinh non: Vì sản phụ mắc phải tăng huyết áp thai kỳ nên vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy một số trường hợp buộc phải sinh non như một cách xử lý kịp thời để bảo tính mạng của người mẹ. Lúc này, đứa trẻ ra đời vì thiếu tháng nên gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh và có thể sẽ tử vong.
  • Ngoài ra, một số vấn đề tim mạch như tiền sản giật có thể khiến cho người mẹ sẽ mắc phải những bệnh lý tim mạch về sau.

Khi nào phụ nữ mang thai được chẩn đoán là bị tăng huyết áp khi mang thai?

Một sản phụ được chẩn đoán tăng huyết áp khi mang thai là khi chỉ số huyết áp đo được cs huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Chỉ số huyết áp này sẽ được đo 2 lần ở hai thời điểm và 2 tư thế khác nhau, một lần ở tư thế nửa ngồi và một lần ở trạng thái đã được nghỉ ngơi. 

Nếu chỉ số huyết áp đo được bằng hoặc lớn hơn 160 / 100 mmHg thì sản phụ đã rơi vào trường hợp mang thai tăng huyết áp ở thể nặng, vì vậy cần nhập viện ngay để theo dõi và can thiệp kịp thời, nếu tăng huyết áp khi mang thai ở mức vừa phải (dưới 160 / 100 mmHg) thì chị em vẫn cần vào viện để thăm khám và điều trị nhưng có thể điều trị và theo dõi ngoại trú.

tang-huyet-ap-khi-mang-thai-2
Tăng huyết áp thai kỳ có khả năng tiến triển thành tiền sản giật

Những ai có nguy cơ mắc phải tăng huyết áp khi mang thai?

Những đối tượng có nguy cơ mắc phải tăng huyết áp khi mang thai có thể kể đến như:

  • Những phụ nữ lần đầu mang thai (có con so), đặc biệt những phụ nữ mang thai khi mẹ chưa đến 20 tuổi.
  • Những phụ nữ khi mang thai khi lớn hơn 40 tuổi, nguy cơ sẽ tăng lên cùng với tuổi của sản phụ.
  • Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp hoặc tiền sản giật.
  • Người trước khi mang thai đã là bệnh nhân của bệnh tăng huyết áp.
  • Những người chửa đa thai (2 thai, 3 thai…)
  • Những người bị mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận mà mang thai
  • Chửa trứng
  • Cảm thụ Rhesus nặng, chủng tộc người Mỹ gốc Phi.

Hiện nay có 5 nhóm rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ gồm:

  • Cao huyết áp thoáng qua (cao huyết áp thai kỳ)
  • Tiền sản giật
  • Sản giật
  • Tiền sản giật trên bệnh nhân bị cao huyết áp mãn tính
  • Cao huyết áp mãn tính
tieu-duong-gay-tang-huyet-ap-khi-mang-thai
Bệnh đái đường khi mang thai có thể gây tăng huyết áp

Xem thêm: Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?

Cần làm gì trong các lần mang thai tới nếu lần trước bạn bị tăng huyết áp khi mang thai

Với những chị em đã bị tăng huyết áp khi mang thai ở lần trước thì các lần mang thai tiếp theo cần đặc biệt chú ý và theo dõi hơn, cần phải đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Lúc này, mỗi lần đến khám sản phụ sẽ được đo huyết áp, trọng lượng, làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá, bé sẽ được siêu âm  để quan sát sự tăng trưởng và phát triển của bé, theo dõi nhịp tim thai nhi có thể được dụng để đánh giá mức độ khỏe mạnh của bé.

Bên cạnh đó trong lần sinh này cũng cần được kiểm tra và theo dõi nhiều tháng sau sinh bởi nếu tình trạng cao huyết áp vẫn còn tồn tại lâu sau khi sinh thì chị em sẽ có nguy cơ cao chuyển thành cao huyết áp mãn tính. Thông thường sau khi sinh khoảng 12 tuần thì huyết áp sẽ trở về mức bình thường, còn nếu tình trạng này kéo dài hơn sẽ được coi như là cao huyết áp mạn tính.

Lưu ý: 

  • Phụ nữ đã từng bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ bị lại ở lần có thai tới cao hơn bình thường. 
  • Tình trạng tiền sản giật biểu hiện và được chẩn đoán càng sớm, khả năng bị tiền sản giật ở các các lần có thai sau càng cao. 
  • Phụ nữ sanh nhiều lần, bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ tiền sản giật ở lần có thai sau nhiều hơn sản phụ mới bị tiền sản giật lần đầu.

Vì vậy, để có những thai kỳ an toàn thì ngoài việc đi thăm khám theo dõi sát sao cả quá trình thai kỳ thì chị em cũng cần tự chăm sóc bản thân và thai nhi tốt nhất qua một số việc làm như:

  • Nên đi khám theo đúng lịch khám và sử dụng thuốc điều trị huyết áp (nếu cần) theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nên có một số hoạt động thể chất nhưng ở mức độ nhẹ nhàng như tập yoga cho phụ nữ có thai, đi bộ.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều chất xơ, hạn chế dung nạp muối bằng cách chọn thực phẩm chứa ít natri.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu hay sử dụng ma túy khi mang thai
  • Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc không kê đơn nào.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề tăng huyết áp khi mang thai: sự nguy hiểm, dấu hiệu, đối tượng có nguy cơ mắc phải và cách phòng ngừa. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp được toàn bộ thắc mắc của các bạn. Nếu còn thắc mắc băn khoăn xoay quanh vấn đề này hãy gọi vào số 1800-6316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.

Hạ Áp Ích Nhân

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NHÀ

Hộp thuốc
Số lượng
112.000đ/1 hộp
Ghi chú
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán